Hai đặc sản của Kiên Giang mang nhãn hiệu tập thể

Ông Ngô Công Tước, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết hai loại đặc sản của Kiên Giang là khô cá sặc rằn và mật ong rừng U Minh Thượng vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-công nghệ) chứng nhận là sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với huyện U Minh Thượng bởi đây là những sản phẩm chủ lực giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Cá sặc rằn là loại cá đặc sản của vùng, ngoài việc nuôi trong ao, đìa tự nhiên, bà con còn tận dụng nuôi xen trong ruộng lúa cho thu nhập cao. Hàng năm, lượng khô cá sặc rằn của người dân nuôi trồng, thu hoạch lên tới hàng chục tấn, nhưng do chưa được công nhận nhãn hiệu nên mặt hàng này thường bị gắn nhãn mác giả.

Tương tự, mật ong rừng cũng luôn bị người tiêu dùng “chê” do trên thị trường xuất hiện nhiều loại mật ong chất lượng thấp được gắn nhắn mác mật ong nguyên chất vùng U Minh Thượng.

Vì vậy, việc được chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ góp phần khẳng định chất lượng và thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho nông dân vùng U Minh Thượng.
Chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản trên là Hội Nông dân huyện U Minh Thượng sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể mật ong và khô cá sặc rằn.
Bên cạnh hai nhãn hiệu tập thể vừa được công nhận, huyện U Minh Thượng cũng đang tiến hành đăng ký các loại nhãn hiệu đặc sản khác như rượu trái giác, mắm cá lưỡi trâu… 

theo TTXVN/Vietnam+

 »

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan