Giải quyết tranh chấp tên miền

SBLAW chia sẻ về Giải quyết tranh chấp tên miền

 

Giải quyết tranh chấp tên miền1. Tên miền là gì? Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”.

2. Có bao nhiêu loại tên miền?

Tên miền bao gồm:

    1. Tên miền cấp cao nhất, gồm:

 

            a) Tên miền chung cấp cao nhất bao gồm các tên miền sau .com; .net; .edu; .org; .int; .biz; .info;    .name; .pro; .aero; .museum; .coop và các tên miền chung cấp cao nhất khác theo quy định của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên internet;

 

            b) Tên miền quốc gia cấp cao nhất bao gồm tên miền được quy định theo chuẩn quốc tế về mã      quốc gia (ISO3166). Theo chuẩn ISO3166 thì tên miền quốc gia cấp cao nhất của Việt Nam là        tên miền .vn;

    1. Tên miền cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm dưới tên miền cấp cao nhất. Tên miền tối thiểu phải có hai cấp: cấp 2 và cấp cao nhất;

    1. Tên miền quốc tế là tên miền nằm dưới tên miền chung cấp cao nhất và tên miền quốc gia cấp cao nhất ngoài tên miền quốc gia Việt Nam (.vn).

 

3. Nguyên tắc bảo hộ tên miền

Hiện nay, nguyên tắc bảo hộ tên miền đang được áp dụng tại Việt Nam và tại phần lớn các quốc gia trên thế giới là nguyên tắc “Đăng ký trước thì được quyền sử dụng trước” (first to file first to serve). Theo nguyên tắc này, mọi chủ thể sẽ được cấp đăng ký cho một tên miền khi có đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ sớm nhất tới cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký tên miền bất kể tên miền được đăng ký có trùng hay tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác hay không.

4. Tranh chấp tên miền là gì?

Là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều tên miền mà trong đó các bên cho rằng tên miền được đăng ký thuộc quyền sở hữu của mình và việc đăng ký tên miền của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

5. Những tên miền nào thường bị tranh chấp?

Thực tế cho thấy, tên miền bị tranh chấp thường:

i)        là tên miền liên quan đến tên công ty của các công ty lớn (agribank.vn, tvad.vn, anz.com.vn, ibm.com.vn); hoặc

ii)      các nhãn hiệu nổi tiếng (toyotavn.vn, camry.vn, innova.vn); hoặc

iii)    là tên của các công ty, các nhãn hiệu của các công ty là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau.

6. Làm thế nào để hạn chế tranh chấp tên miền

Biện pháp đơn giản nhất để hạn chế tranh chấp tên miền là đăng ký ngay tên công ty, nhãn hiệu chủ đạo mà bạn đang có dự định sử dụng với cơ quan có thẩm quyền.

Thực tế cho thấy, chi phí để đăng ký và duy trì cho một tên miền thường thấp hơn rất nhiều chi phí bỏ ra để lấy lại một tên miền bị tranh chấp.

7. Nên đăng ký tên miền khi nào?

Đối với tên miền là tên công ty, bạn nên tiến hành đăng ký trước hoặc trong khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam.

Đối với tên miền là nhãn hiệu chủ đạo của bạn, ban nên tiến hành đăng ký tên miền trước khi tung các sản phẩm mang các nhãn hiệu này ra thị trường.

8. Tên miền đã bị đăng ký bởi người khác, làm thế nào để lấy lại được?

Để lấy lại một tên miền đã bị đăng ký mất, các bên có thể lựa chọn các biện pháp sau đây:

i)        Thương lượng, hòa giải;

ii)      Thông qua trọng tài;

iii)    Thông qua cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế;

iv)    Khởi kiện tại tòa án;

v)      Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với hành vi chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính;

9. Cơ sở nào để có thể đòi lại tên miền đã bị người khác đăng ký mất.

Để đòi lại tên miền đã bị người khác đăng ký, bạn có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp bằng việc áp dụng:

i)        Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền (Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy (UDRP)) scủa Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN)). Nguyên tắc này đã được thừa nhận tại Việt Nam và được quy định trong thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008; hoặc

ii)      Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc đăng ký chiếm giữ sử dụng hoặc sử dụng tên miền theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

10. Cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế?

Sau khi thông qua UDRP, ICANN cũng đồng thời chỉ định các tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế sau đây:

i)        Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO - http://www.wipo.int/amc/en/domains/);

ii)      Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF - http://domains.adrforum.com/);

iii)    Công ty CPR (http://www.cpradr.org/);

iv)    Công ty eResolution.

11. Điều kiện để có thể đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp tên miền tại tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế.

Theo UDRP cũng như các quy định tại Thông tư 10/2008/TT-BTTTT thì bên khiếu kiện chỉ có thể khiếu kiện đòi lại tên miền khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

i)        Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền; và

ii)      Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và

iii)    Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.

12. Chứng cứ chứng minh quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.

Chứng cứ chứng minh quyền đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, bạn cần cung cấp được các tài liệu chứng minh sự nổi tiếng này dựa trên các tiêu chí được quy định tại Điều 75, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009.

Chứng cứ chứng minh quyền đối với tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng đầu tiên và hợp pháp đối với tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.

13. Tôi phải làm gì để chứng minh mục đích xấu trong việc đăng ký và sử dụng tên miền của chủ thể đã đăng ký tên miền?

Bạn cần phải cung cấp các chứng cứ chứng minh cho các vấn đề sau:

i)        Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực tiếp cho tên miền đó.

ii)      Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc

iii)    Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc

iv)    Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.

14. Trường hợp nào được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền?

Khi cung cấp được chứng cứ chứng minh cho các vấn đề sau đây thì bạn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền:

i)        Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp; hoặc

ii)      Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ; hoặc

iii)    Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của Người khiếu kiện.

iv)    Các bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp.

15. Điều kiện để giải quyết tranh chấp tên miền tại cơ quan trọng tài

Để được giải quyết tại trung tâm trọng tài, các bên trong tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp pháp (thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp).

16. Hành vi chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Ngoại trừ các tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá, hoặc thi tuyển theo quy định của Luật viễn thông, hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau:

i)        Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và làm thiệt hại đến uy tín hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó;

ii)      Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam nhưng trên một năm tên miền đó chưa đưa vào sử dụng cho hoạt động cụ thể và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền.

17. Các vấn đề cần phải chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền?

(i)     Chủ thể quyền đã sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại một cách rộng rãi, ổn định, được người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó (có thể là các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó) trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam;

(ii)   Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng tên miền trên mạng Internet để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ. 

Bên bị yêu cầu xử lý tiếp tục sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn thông qua tên miền đó mặc dù đã được chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý thông báo và thỏa thuận với các điều kiện hợp lý nhưng không được chấp thuận;

(iii)     Bên bị yêu cầu xử lý đã đăng ký nhưng quá một năm vẫn chưa đưa vào hoạt động tên miền có     chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được sử dụng rộng rãi và            có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam và có căn cứ chứng minh bên bị yêu cầu xử lý chỉ đăng ký       chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu,            tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được đăng ký bảo hộ tên miền, mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu công nghiệp thông báo và thỏa thuận với các điều kiện hợp lý nhưng không    được chấp thuận;

(iv)     Bên bị yêu cầu xử lý không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ của chủ thể quyền.

18. Các dịch vụ được S&B cung cấp

i)        Đưa ra ý kiến tư vấn về:

·       Khả năng thành công của vụ việc; và

·       Phương hướng và Biện pháp giải quyết;

 

ii)      Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ được cung cấp;

iii)    Chuẩn bị, soạn thảo các giấy tờ cần thiết bao gồm

·        Công văn thương lượng, hòa giải;

·        Đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

·        Trả lời, phản hồi các công văn, yêu cầu của bên tranh chấp hoặc của các cơ quan chức năng;

 

iv)    Đại diện cho khách hàng làm việc với bên tranh chấp, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế;

» Đăng ký bảo hộ tên miền website

Dịch vụ xử lý tranh chấp tên miền:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan