Định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Hiện nay quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được thừa nhận là một loại tài sản của các doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản SHTT là khác nhau. Các doanh nghiệp khi sử dụng tài sản SHTT của họ vào việc góp vốn, ký hợp đồng Li-xăng, chuyển nhượng, liên doanh, sáp nhập doanh nghiệp, v.v thường phải tiến hành đánh giá và định giá tài sản SHTT.

1.    Các yếu tố để định giá

Khi đánh giá giá trị, định giá tài sản SHTT, thông thường doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố sau đây của tài sản:


-    Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ của đối tượng SHTT

-    Độ khó để xâm phạm quyền SHTT của đối tượng SHTT

2.    Phương pháp định giá

Ngoài ra, khi định giá tài sản SHTT, một số phương pháp định giá được sử dụng như:

-    Phương pháp dựa vào thu nhập: theo phương pháp này tài sản SHTT sẽ được định giá dựa vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền SHTT có thể nhận được trong thời gian có hiệu lực của quyền SHTT.

-    Phương pháp dựa vào chi phí: theo phương pháp này tài sản Sở hữu trí tuệ sẽ được định giá dựa vào hai loại chi phí tái sản xuất và chi phí thay thế.

-    Phương pháp dựa vào thị trường: tài sản SHTT được định giá theo phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba sẵn sàng bỏ tiền ra để mua hoặc thuê tài sản SHTT.

-    Các phương pháp tùy chọn dựa vào giá cả: Các phương pháp này thường được sử dụng trong việc xác định giá trị thị trường của quyền lựa chọn mua cổ phiếu của doanh nghiệp.

3.    Thời điểm định giá tài sản SHTT

Ngoài ra thời điểm tiến hành định giá tài sản SHTT cũng rất quan trọng. Ví dụ: quyền SHTT đối với một sáng chế có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn chuyển nhượng hoặc li-xăng sáng chế đó không trùng với thời điểm giới thiệu một công nghệ bổ sung hoặc công nghệ thay thế có hiệu quả hơn trên thị trường.

Như vậy rõ ràng để biết được giá trị thật của một đối tượng quyền SHTT cụ thể là không dễ dàng. Các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn thời điểm định giá để có lợi nhất cho họ.

Đối với Việt Nam, hiện nay việc định giá về tài sản SHTT còn đang thiếu các quy định của pháp luật và thực tiễn. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp thường rất lúng túng khi định giá các tài sản, đôi khi việc định giá sai, thấp hơn so với giá trị thực tế đã đem lại những hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, việc định giá sẽ được các doanh nghiệp quan tâm hơn.

Bùi Minh Phương, chuyên viên SHTT, công ty luật S&B

» Mua bán nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

» Dịch vụ Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Câu chuyện định giá thương hiệu

Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những