Định giá thương hiệu trong mua bán và sáp nhập công ty

Định giá thương hiệu trong mua bán và sáp nhập công ty

Hiện nay, Mua bán - Sáp nhập (M&A) giữa các công ty tại Việt Nam đang có xu hướng phát triễn thành một trào lưu. Trong các thương vụ mua bán - Sáp nhập hoặc mưu đồ mua bán - sát nhập của chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư, quá trình xác định và chứng minh giá trị tài sản vô hình

- Thương hiệu là một quá trình phức tạp và dễ nảy sinh những bất đồng.

merger-acquisitionMỗi thương hiệu có những nhóm cộng đồng, khách hàng mục tiêu khác nhau và thương hiệu được đánh giá bằng chính sự ghi nhận của các nhóm công chúng, khách hàng này. Nếu một thương hiệu không có một lượng công chúng, khách hàng mục tiêu thân quen thì thương hiệu đó chỉ là những cái tên thông thường. Chính nhóm khách hàng này sẽ xác định, định giá thương hiệu.

Khi cần một căn cứ xác đáng cho giá trị của thương hiệu, sự làm chứng của các nhóm “fan” mục tiều là quan trọng nhất. Người chủ muốn bán cũng sẽ có những chứng cứ là sự ghi nhận được lượng hóa, số hóa từ phía thị trường, từ các nhóm công chúng, khách hàng mục tiêu và người mua cũng có được niềm tin về giá trị của thương hiệu mà mình mua.

Mô hình mua bán và sáp nhập tại đối với những doanh nghiệp bán đi, đều được tham vấn thực hiện một số hành động cụ thể:

Chuẩn bị các căn cứ pháp lý cho thương hiệu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các chứng thực pháp lý rõ ràng về quyền sở hữu tài sản thương hiệu của mình, tránh những rắc rối tranh chấp có thể nảy sinh khi chủ nhân mới tiếp quản. Thêm nửa, khi một doanh nghiệp được chuẩn bị đẩy đủ các yếu tố pháp lý cho thương hiệu mà họ sở hữu, cũng là một minh chứng cho việc ý thức và đầu tư nghiêm túc cho thương hiệu, có lợi thế hơn trong việc đàm phán mức giá.

Quy hoạch lại thương hiệu đúng với vai trò là tài một tài sản, có chức năng quản lý

Thương hiệu có chức năng quản lý, nó giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý các sản phẩm, dịch vụ xuất hiện với hình ảnh đồng nhất trên thương trường. Và ngược lại, chính sự xuất hiện với hình ảnh thống nhất tạo nên sự thân quen trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần thống nhất lại các quy chế quản lý nhãn hiệu, quản lý sự xuất hiện thống nhất đó.

Nghiên cứu và tìm kiếm cộng đồng làm chứng

Điều này là quan trọng nhất. Như đã phân tích ở trên, thương hiệu cần có được sự ghi nhận từ phía công chúng, khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Trong hoạt động này, có thể sử dụng nhiều dấu hiệu khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/ quen thuộc về sản phẩm, những đặc trưng hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác. Bằng phân tích thống kê, các mô hình sẽ đánh giá tác động tổng hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương hiệu và là căn cứ khá mạnh mẽ để chứng minh giá trị thương hiệu.

Xác định quá trình của thương hiệu và lộ trình phát triển

sap-nhap-thuong-hieuMỗi một thương hiệu đều có đời sống riêng và thương hiệu là một sự đầu tư cho tương lai. Doanh nghiệp cần một bản mô tả về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của nó, cũng như một chiến lược phát triễn dài hạn cho thương hiệu. Đây chính là minh chứng cho quá trình đã đầu tư nghiêm túc và dài hạn cho thương hiệu, cho một lộ trình tương lai và những lợi ích kinh tế mà củ mới sẻ được hưởng.

Lượng hóa các giá trị đã đầu tư và giá trị mang lại.

Giá trị thương hiệu cũng có xét đến một phần tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại ; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông... Tuy nhiên, tổng mức đầu tư này cần tính toán tương quan đến các chỉ số khác như giá chênh lệch (giữa sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ không có thương hiệu), sức mạnh và sự rủi ro của thương hiệu...

Xác định giá trị là một vấn đề, còn chứng minh cho giá trị đó lại là một vấn đề khác. Trong làn sóng M&A hiện nay, tài sản thương hiệu cũng là một tài sản quan trọng và phải được số hóa thành tiền. Chúng tôi hy vọng, với những cách thức để chuẩn bị chứng minh cho giá trị thương hiệu này sẽ có ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kế hoạch M&A của mình.

 Mua bán thương hiệu vnBrand

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Câu chuyện định giá thương hiệu

Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những