Thủ tục bảo hộ Giống cây trồng mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu lương thực ngày càng tăng, việc bảo hộ giống cây trồng mới đóng vai trò thiết yếu trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích tầm quan trọng của bảo hộ giống cây trồng mới, đồng thời giới thiệu các quy định pháp luật về bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.

Bảo hộ Giống cây trồng mới

Giống cây trồng là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. SBLAW tư vấn và trợ giúp cho khách hàng trong và ngoài nước trong các hoạt động liên quan đến Bảo hộ Giống cây trồng mới như sau:

  • Tư vấn về khả năng bảo hộ đối với giống cây trồng;
  • Tư vấn và cung cấp các thông tin giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng, các thông tin khoa học trong lĩnh vực ở ViệtNam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm dịch và/hoặc chuẩn bị Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, dịch và hoặc hướng dẫn hoàn thiện Tờ khai kỹ thuật, và tiến hành các thủ tục xin cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Tư vấn về hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Tư vấn bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước những hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Đại diện cho khách hàng khiếu kiện quyết định của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới ở nước ngoài:
Thủ tục bảo hộ giống cây trồng
Bảo hộ giống cây trồng mới

Thủ tục đăng ký giống cây trồng

SBLAW thông tin về dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:

Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới, có thể ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành thủ tục nêu trên. SBLAW giới thiệu trinh tự, thủ tục như sau:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thời hạn giải quyết:

  • Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
  • Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Tiếp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn. Nếu Đơn hợp lệ thì yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm;.
  • Bước 3: Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);
  • Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới.

Hồ sơ gồm:

  1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
  2. Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
  3. Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí

Yêu cầu và điều kiện để được cấp:

Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:

  1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
  2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.

Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ

  • Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
  • Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/2/2008 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng
  • Quyết định số 16/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Trồng Trọt
  • Thông tư số 33/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc bổ sung loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ
Thủ tục bảo hộ giống cây trồng 1
Thủ tục bảo hộ giống cây trồng

Trên đây là những thông tin quan trọng về Bảo hộ giống cây trồng mới mà quý khách hàng nên biết. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký bảo hộ giống cây trồng, đăng ký sở hữu trí tuệ quý khách có thể liên hệ ngay chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể.

» Giống cây trồng và Điều kiện bảo hộ của Giống cây trồng là gì?

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Danh sách khách hàng

Trong quá trình hoạt động của mình, chúng tôi đã tìm kiếm và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược với các hãng