CÔNG NGHỆ IN 3D VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CÔNG NGHỆ IN 3D VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 Bởi Elsa Malaty, Luật sư, Cộng sự trong công ty luật Hughes Hubbard & Reed LLP, và Guilda Rostama, Tiến sĩ trong lĩnh vực Tư pháp, Paris, Pháp

 

 

Công nghệ in 3D xuất hiện vào những năm 1980 phần lớn được ứng dụng cho ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc quyền tác giả đối với nhiều công nghệ thủa ban đầu này hết hạn đã thúc đẩy để khôi phục lại mối quan tâm về tiềm năng của nó nhằm chuyển đổi chuỗi cung ứng sản xuất. Sự sẵn có của máy in 3D hiệu suất cao, chi phí thấp đã đưa công nghệ vào tầm với của người tiêu dùng, thúc đẩy những kỳ vọng lớn về những gì nó có thể đạt được. Nhưng những tác động của việc sử dụng rộng rãi công nghệ đang có xu hướng phát triển nhanh chóng và có khả năng biến đổi này đối với sở hữu trí tuệ (IP) là gì?

 

Công nghệ in 3D nói một cách ngắn gọn

Quá trình in 3D bắt đầu bằng một tập tin kỹ thuật số trong đó đối tượng để in được định dạng kỹ thuật số bằng phần mềm in 3D hoặc máy quét 3D. Sau đó, tệp được xuất sang máy in 3D sử dụng phần mềm chuyên dụng, biến mô hình kỹ thuật số thành vật thể vật lý thông qua quá trình trong đó các nguyên liệu nóng chảy được đắp từng lớp lên nhau cho đến khi sản phẩm hoàn thiện xuất hiện. Quá trình này cũng được gọi là sản xuất bồi đắp.

Các máy in 3D hiện có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, từ nhựa đến gốm sứ và từ kim loại đến vật liệu lai. Công nghệ đang phát triển với một tốc độ ngoạn mục. Ví dụ, Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo MIT gần đây đã phát triển một kỹ thuật in 3D để in cả vật liệu rắn và lỏng cùng một lúc bằng cách sử dụng máy in đã được biến đổi sẵn có, mở ra một loạt các ứng dụng tương lai có tiềm năng.

Công nghệ in 3D đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, với các ứng dụng trong các lĩnh vực từ thực phẩm và thời trang đến y học tái tạo và các bộ phận cơ thể giả.

Phạm vi của các vật liệu được sử dụng để in 3D được mở rộng có nghĩa là ứng dụng công nghệ này đang có tác động đến toàn bộ các ngành công nghiệp, thúc đẩy các cơ hội mới để đổi mới và phát triển kinh doanh.

Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã tìm ra cách in các viên thuốc theo yêu cầu, nó kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau thành một viên duy nhất, để liều thuốc phù hợp hoàn hảo với nhu cầu của từng bệnh nhân. In 3D cũng đang tạo được dấu ấn trong ngành công nghiệp thời trang, bằng chứng là sự ra mắt tại Tuần lễ thời trang New York vào tháng 9 năm 2016 của Dao Oscarillation, một chiếc váy in 3D nhiều màu của threeASFOUR và nhà thiết kế Travis Finch có trụ sở ở New York. Ngay cả ngành công nghiệp thực phẩm nông nghiệp cũng đang khám phá tiềm năng của in 3D cho các sản phẩm thực phẩm theo yêu cầu

 

Những lợi ích của in 3D

Những lợi thế tiềm năng của in 3D là vô kể cho các công ty chuyên sâu về đổi mới. Đặc biệt, in 3D cho phép họ giảm chi phí khi phát triển, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có. Họ không còn phải trả tiền cho các nguyên mẫu đắt tiền mà có thể thực hiện nhiều lần lặp lại các yếu tố phức tạp tại chính cơ sở của họ bằng máy in 3D vô cùng nhanh chóng với chi phí thấp.

 

Thúc đẩy sự phát triển của in 3D

Nhận thấy tiềm năng biến đổi của công nghệ in 3D, nhiều quốc gia đã áp dụng, mặc dù không đồng đều, nhưng có các chiến lược khác nhau để tạo ra một hệ sinh thái kinh tế và công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển. Ủy ban châu Âu, ví dụ, đã xác định in 3D là lĩnh vực ưu tiên hành động, có tiềm năng kinh tế quan trọng, đặc biệt là đối với các công việc kinh doanh đổi mới quy mô nhỏ.

Luật sư ở nhiều quốc gia đang xem xét quyền hạn của các quy định pháp luật hiện hành để định hướng công nghệ mới này, đặc biệt là đối với sở hữu trí tuệ (IP). Công nghệ in 3D ảnh hưởng đến hầu như tất cả các lĩnh vực của Luật sở hữu trí tuệ: bản quyền, luật sáng chế, luật thiết kế và thậm chí cả chỉ dẫn địa lý. Câu hỏi đặt ra là, liệu các Bộ luật sở hữu trí tuệ hiện hành có thể nắm bắt một công nghệ bao gồm tất cả như vậy hay chúng cần phải được cải cách? Liệu Luật sở hữu trí tuệ hiện hành có đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ cho những người tham gia vào quy trình in 3D và các sản phẩm họ tạo ra không? Hoặc liệu có hợp lý hơn khi xem xét tạo ra một quyền riêng biệt cho việc in 3D để giải quyết các thách thức mới nổi, theo sự sắp đặt tại một số khu vực pháp lý để bảo vệ cơ sở dữ liệu?

 

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về in 3D như thế nào?

Một trong những mối quan tâm chính về in 3D là việc sử dụng nó về mặt kỹ thuật cho phép nó có thể sao chép hầu hết mọi đối tượng, có hoặc không có sự cho phép của những người nắm giữ quyền đối với đối tượng đó. Vậy làm thế nào để Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành có thể giải quyết điều này?

Việc bảo vệ một đối tượng để không bị in 3D khi không được phép sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sở hữu trí tuệ cụ thể nào. Bản quyền sẽ bảo vệ tính nguyên bản của tác phẩm và người sáng tạo có quyền sao chép nó. Điều này có nghĩa là nếu các bản sao của một đối tượng nguyên bản được in 3D mà không có sự uỷ quyền, thì người tạo ra đối tượng đó có thể nhận được sự hỗ trợ theo luật bản quyền. Tương tự, quyền thiết kế công nghiệp bảo vệ tính trang trí và thẩm mỹ bên ngoài của đối tượng - hình dạng và hình thức của nó - trong khi bằng sáng chế bảo vệ tính năng về công nghệ và nhãn hiệu ba chiều cho phép người sáng tạo phân biệt sản phẩm của họ với đối thủ cạnh tranh (và cho phép người tiêu dùng nhận diện nguồn của sản phẩm ).

Nhiều nhà bình luận tin rằng một tệp kỹ thuật số 3D cũng có thể được bảo vệ theo luật bản quyền giống như phần mềm. Biện minh cho sự bảo vệ đó là, “tác giả của tệp 3D phải nỗ lực vận dụng trí óc đã được cá nhân hóa để đối tượng được tạo ra bởi tác giả của nguyên mẫu ban đầu có thể hình thành một sản phẩm sau khi được in”, chú thích của luật sư người Pháp Naima Alahyane Rogeon. Với cách tiếp cận này, tác giả của một tệp kỹ thuật số mà bị sao chép khi không được phép có thể yêu cầu một quyền đạo đức đối với tác phẩm nếu quyền tác giả của họ bị xem xét. Điều 6bis của Công ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ các quyền tối thiểu trong lĩnh vực bản quyền, quy định tác giả “có quyền yêu cầu quyền tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén nào hoặc sửa đổi khác, hoặc hành động xúc phạm khác liên quan đến công việc nói trên, mà gây phương hại đến danh dự hoặc danh tiếng của người đó”.

Nếu đối tượng sau khi được in được bảo vệ bởi một bằng sáng chế, thì một số luật quốc gia, ví dụ Bộ luật sở hữu trí tuệ của Pháp (Điều L 613-4), cấm cung cấp hoặc yêu cầu cung cấp phương tiện để sử dụng một sáng chế mà không được phép. Theo cách tiếp cận này, chủ sở hữu bằng sáng chế sẽ có thể yêu cầu được bồi thường từ các bên thứ ba vì đã cung cấp hoặc yêu cầu cung cấp các tệp in 3D với lý do “đây là một yếu tố thiết yếu của một phát minh được bảo hộ bởi bằng sáng chế.”

 

Trường hợp đối với những người chỉ có sở thích là gì?

Nhưng đối với trường hợp những người có sở thích in các đồ vật trong nhà riêng của họ sẽ như thế nào? Họ có nguy cơ bị kiện vì vi phạm?

Các ngoại lệ và giới hạn tiêu chuẩn tồn tại trong Luật sở hữu trí tuệ cũng đương nhiên áp dụng cho việc in 3D. Ví dụ, Điều 6 của Hiệp định về các lĩnh vực liên quan đến thương mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS), nay đã được chuyển đổi thành luật của Liên minh châu Âu (Chỉ thị EU 2008/95/CE, Điều 5), quy định hạn chế việc bảo hộ nhãn hiệu sử dụng “vì mục đích thương mại". Tương tự như vậy, liên quan đến Luật sáng chế Điều 30 của Hiệp định TRIPS quy định rằng “các quốc gia thành viên có thể cung cấp các ngoại lệ giới hạn đối với các quyền riêng biệt được trao khi có bằng sáng chế”. Một số Luật quốc gia cho rằng các quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế không bao gồm các hành vi được thực hiện riêng tư cho các mục đích phi thương mại. Nói cách khác, khi một sản phẩm, được bảo vệ bởi nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế, được in để sử dụng với mục đích cá nhân riêng tư, thì nó không được coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong lĩnh vực bản quyền, các quyền được cấp cho các tác giả có thể bị giới hạn theo cái được gọi là thử nghiệm ba bước. Điều 13 của Hiệp định TRIPS quy định rằng “các thành viên sẽ xác định các giới hạn hoặc ngoại lệ đối với các quyền độc quyền của một số trường hợp đặc biệt mà nó không trái với việc khai thác bình thường của tác phẩm và không làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu”. Theo đó, một số quốc gia đã thiết lập “quyền sao chép một cách riêng tư”, theo đó cho phép một người sao chép một tác phẩm để sử dụng với mục đích riêng tư. Các quốc gia sau đó thường thu một khoản phí trên các thiết bị lưu trữ để bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào phát sinh bởi chủ sở hữu; một số quốc gia đang xem xét ý tưởng thu phí để bù đắp cho việc sao chép 3D vì mục đích riêng tư. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp cho rằng việc gia hạn một khoản phí như vậy đối với việc in 3D là quá hấp tấp, vì điều này sẽ tạo ra một phản hồi không thỏa đáng hoặc thậm chí là một thông điệp tiêu cực cho các công ty, và kìm hãm sự phát triển của in 3D.

 

Những lỗ hổng trong Pháp luật

Do đó, luật sở hữu trí tuệ hiện hành dường như là đủ để bảo vệ hiệu quả cả tệp 3D và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng công nghệ in 3D cho mục đích phi thương mại. Điều đó cho thấy, do tính đặc thù của quy trình in 3D nên sẽ có một số câu hỏi mà tòa án chắc chắn sẽ cần phải giải quyết. Ví dụ, ai sẽ là người sở hữu một sản phẩm khi đầu tiên được lên ý tưởng bởi một người, được mô hình kỹ thuật số bởi một người khác và được in bởi một người thứ ba? Người thiết kế tác phẩm và người mô hình hóa nó có thể được coi là đồng tác giả của một tác phẩm hợp tác theo luật bản quyền không? Và nếu đối tượng đủ điều kiện để được bảo vệ bởi bằng sáng chế, liệu những cá nhân này có được coi là đồng sáng chế không?

 

Các câu hỏi quan trọng khác bao gồm loại bảo hộ nên áp dụng cho chủ sở hữu máy in 3D. Vì khoản đầu tư tài chính của họ cho phép tạo ra một sản phẩm, liệu họ có thể đủ điều kiện hưởng cùng loại bảo hộ các quyền liên quan giống như các nhà sản xuất âm nhạc mà đầu tư của họ cho phép tạo ra các bản ghi âm không? Và việc số hóa các sản phẩm đã tồn tại từ trước có bị coi là hành vi xâm phạm đơn giản chỉ vì nó được in hoặc tệp cơ sở của nó được tải lên trang chia sẻ trực tuyến nhằm mục đích tải xuống không? Những vấn đề này vẫn cần phải được giải quyết.

 

Các biện pháp hạn chế sử dụng trái phép

Trong khi đó, để hạn chế sử dụng trái phép, nếu đối tượng được bảo vệ bởi bản quyền, chủ bản quyền có thể sử dụng các biện pháp bảo hộ công nghệ, việc lách luật bị cấm theo Hiệp ước bản quyền của WIPO (Điều 11). Các biện pháp này cho phép nó có thể đánh dấu một sản phẩm và tệp in 3D được liên kết của nó bằng một mã định danh độc nhất để giám sát việc sử dụng.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa chủ bản quyền và nhà sản xuất máy in 3D trong việc áp dụng các biện pháp này cho các mô hình dùng cho máy in 3D có thể có ích. Tương tự, quan hệ đối tác với các trang chia sẻ làm cho các tệp 3D sẵn sàng công khai có thể giúp hạn chế việc sử dụng trái phép.

Với các biện pháp như vậy, có thể thiết lập một đề nghị hợp pháp để có thể tải xuống các tệp in 3D hoặc các sản phẩm in 3D. Trong khi các dịch vụ in 3D trực tuyến như i.materialise đang tồn tại, thì có thể tưởng tượng rằng sự phát triển trong tương lai sẽ theo đuổi việc phân phối nhạc trực tuyến dưới các mô hình đăng ký cho phép người dùng thanh toán một khoản phí hàng tháng để tải xuống các tệp in 3D. Thật vậy, những điều này đã có sẵn cho phần mềm in 3D, ví dụ như thông qua Fusion 360, Autodesk’s cloud-nền tảng đổi mới sản phẩm.

Kinh nghiệm của các trang phát nhạc trực tuyến cho thấy những biện pháp như vậy có thể có tác động tích cực làm giảm mức độ vi phạm. Ví dụ, cuộc khảo sát người tiêu dùng Úc năm 2016 về Vi phạm bản quyền trực tuyến đã cho thấy số lượng người dùng internet Úc truy cập nội dung bất hợp pháp giảm 26% và sự gia tăng đáng kể trong việc thu hút các dịch vụ phát trực tuyến.

Các công nghệ in 3D có nhiều ứng dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, thậm chí mang tính cách mạng, từ y học tái tạo đến bộ phận giả và từ các thành phần máy bay phức tạp đến thực phẩm và thời trang. Khi việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thú vị này kết hợp nhịp độ phát triển và chuyển đổi kỹ thuật số tiếp tục trên đà phát triển, in 3D có thể sẽ trở nên quen thuộc, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài các câu hỏi liên quan đến sỡ hữu trí tuệ được nêu ở trên, việc sử dụng in 3D đặt ra các câu hỏi pháp lý quan trọng khác, ví dụ liên quan đến đảm bảo chất lượng, trách nhiệm pháp lý và trật tự công cộng. Tất cả những vấn đề này vẫn cần được giải quyết và chúng có thể được giải quyết.

Nhưng khi tiềm năng của công nghệ hấp dẫn này tiếp tục mở ra, thách thức thực sự sẽ là làm thế nào để hiểu đầy đủ những tác động từ sự phát triển của nó và cách sử dụng trong các quy trình sản xuất đối với toàn nền kinh tế và tác động của nó đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan