Các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu

SBLAW tư vấn: Các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu

Các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệuCác dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu hàng là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Có thể có nhiều dấu hiệu cấu tạo nên một nhãn hiệu tổng thể, trong đó có những dấu hiệu được bảo hộ riêng nhưng có những dấu hiệu được bảo hộ tổng thể trong mẫu nhãn hiệu và có những mẫu nhãn hiệu không được bảo hộ. Khi thiết kế nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý các dấu hiệu không được bảo hộ riêng và các dấu hiệu bị cấm, không được bảo hộ nên cần tránh. Cụ thể:

1. Các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu)

- Những từ dùng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ chẳng hạn như CHANH LEO cho các loại đồ uống hoặc QUỐC TẾ cho những dịch vụ vận chuyển hàng hóa;

- Thông thường những từ hoặc cụm từ như TRẮNG TUYỆT ĐỐI cho giấy, hoặc THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG cho những dịch vụ tái chế cũng không được bảo hộ;

- Những tên phổ biến;

- Những tên địa danh, đặc biệt là những tên của các thành phố, thị trấn hay tên của vùng ngoại ô hoặc ranh giới cho những hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn muốn gắn nhãn hiệu;

- Những chữ viết tắt, những từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ, các con số hoặc những chữ cái phổ biến đã được sử dụng liên quan tới hàng hóa;

- Chỉ những hệ chữ Latin mới có khả năng được bảo hộ, các hệ chữ tượng hình như chữ Phạn, chữ Hán, chữ của người Ả rập… sẽ không được bảo hộ riêng;

- Quá nhiều chữ hoặc hình vẽ quá phức tạp hoặc hình vẽ đơn giản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông bị đánh giá là không được bảo hộ riêng.

2. Những dấu hiệu bị cấm bảo hộ

Theo điều 6 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã quy định và được cụ thể hóa trong luât Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đã nêu ra các dấu hiệu bị cấm xuất hiện trong nhãn hiệu:

- Quốc kỳ;

- Quốc huy;

- Các dấu hiệu chứng nhận;

- Các dấu hiệu mang tính kích động bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục;

- Tên thật, bí danh, bút danh của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;

- Các từ viết tắt và những tên hay Tổ chức phi chính phủ.

Vì vậy, Việt Nam từ chối đăng ký nhãn hiệu, mà nhãn hiệu đó lại bao gồm hoặc chứa đựng một dấu hiệu trong các dấu hiệu trên; ngoài ra còn có những nhãn hiệu có những sự tương đồng nhất định với những dấu hiệu trên.

» Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan