Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/8/2023. Dưới đây là bảng tổng hợp các mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,... mới nhất 2024.
Các mẫu tờ khai sở hữu công nghiệp phổ biến
Sau đây là mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp mới nhất 2024. Chúng tôi đã để link download phía dưới để quý khách tải về và tham khảo. Chú ý cần có sự tư vấn rõ ràng từ các cơ quan có thẩm quyền hoặc luật sư chuyên môn để nắm rõ chuyên môn.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu cung cấp thông tin cần thiết để chủ sở hữu gửi đến cơ quan sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của họ. Mẫu đơn này thường bao gồm các thông tin về nhãn hiệu, chủ sở hữu, mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan và các yêu cầu đặc biệt khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
SBLAW chia sẻ về Mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu( Tờ khai đăng ký nhãn hiệu).
Yêu cầu với tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu, Tờ khai yêu cầu cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể. Dưới đây là các thông tin quan trọng cần có trong Tờ khai:
- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai cần làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, bao gồm việc chỉ ra từng yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu đó. Nếu nhãn hiệu chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, cần ghi rõ cách phát âm (phiên âm sang tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, phải dịch nghĩa sang tiếng Việt.
- Trong trường hợp các chữ hoặc từ ngữ được trình bày dưới dạng hình họa như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, cần mô tả cụ thể hình thức của các chữ và từ ngữ đó. Nếu nhãn hiệu bao gồm các chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La Mã, thì cần chuyển đổi sang chữ số Ả-rập.
- Nếu nhãn hiệu có nhiều phần tách biệt nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, cần nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì chứa sản phẩm.
- Danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải tương ứng với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Ni-xơ 9). Mẫu nhãn hiệu đính kèm trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác cần được trình bày rõ ràng với kích thước không vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, mẫu nhãn hiệu phải được thể hiện đúng màu sắc cần bảo vệ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, tất cả các mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc điền đúng và đầy đủ thông tin trong tờ khai không chỉ giúp đơn đăng ký được chấp thuận nhanh chóng mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, việc bảo vệ thương hiệu thông qua đăng ký nhãn hiệu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Để điền mẫu Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây:
- Mẫu nhãn hiệu: Dán mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ vào ô tương ứng, kích thước không vượt quá 80mm x 80mm. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ hoặc dưới dạng đen trắng.
- Loại nhãn hiệu: Đánh dấu “x” vào ô tương ứng với loại nhãn hiệu mà bạn muốn bảo hộ, có thể là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
- Thông tin chủ đơn: Điền đầy đủ thông tin của cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn, bao gồm tên, địa chỉ, điện thoại, fax và email. Nếu có nhiều chủ đơn, đánh dấu vào ô "Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung".
- Đại diện của chủ đơn: Nếu có người đại diện nộp đơn, đánh dấu “x” vào ô tương ứng và cung cấp thông tin liên hệ của người đại diện. Nếu chủ đơn tự điền và nộp thì có thể bỏ qua mục này.
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Nếu bạn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một đơn đã nộp trước đó, đánh dấu “x” vào ô tương ứng và điền thông tin như số đơn, ngày nộp và nước nộp. Nếu không có yêu cầu này, có thể bỏ qua phần này.
- Phí và lệ phí: Đánh dấu “x” vào ô tương ứng với các khoản phí đã nộp và ghi rõ số lượng nhóm hàng hóa/dịch vụ cùng số tiền nộp.
- Tài liệu kèm theo: Đánh dấu “x” vào ô tương ứng với các tài liệu có trong hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu và chứng từ nộp phí nếu có.
- Cam kết của chủ đơn: Cuối cùng, người đại diện hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu cần ký tên và ghi rõ họ tên hoặc chức vụ (đối với tổ chức) trên Tờ khai. Đảm bảo ký đủ cuối mỗi trang của đơn đăng ký.
File hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có thể tham khảo cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong file PDF dưới đây.
|
Cách lập tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Mẫu tờ khai được Cục sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí cho người nộp đơn.
- Người nộp đơn có thể sử dụng mẫu tờ khai được đăng tải trên trang web
- Người nộp đơn cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo quy định về cách lập tờ khai.
- Hàng hóa, dịch vụ cần được phân loại theo Bảng phân loại hàng dịch vụ của thỏa ước Nice (xuất bản lần thứ IX) tham khảo trên trang web noip.gov.vn. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc đó và người nộp đơn phải nộp phí phân loại.
Việc điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một quy trình không thể thiếu trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức và cá nhân. Qua việc chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và điền chính xác các thông tin cần thiết, chủ sở hữu có thể tối ưu hóa khả năng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của thương hiệu trên thị trường. Do đó, việc nắm vững cách thức điền tờ khai là rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn bảo vệ thương hiệu của mình.
Download mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( Tham khảo)
Dưới đây là mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu File PDF và Doc để quý khách tham khảo:
Download >> Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( File Doc)
Tờ khai đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
Tờ khai đăng ký sáng chế là một trong những tài liệu cần thiết để chủ sở hữu có thể yêu cầu cấp bằng độc quyền cho sáng chế của mình. Đây không chỉ là bước đầu tiên trong quy trình bảo hộ mà còn là căn cứ pháp lý để xác định quyền lợi của nhà sáng chế. Tuy nhiên, việc điền tờ khai một cách chính xác và đầy đủ không phải là điều dễ dàng, và nhiều người thường gặp khó khăn trong quá trình này. Bài viết này SBLAW sẽ cung cấp mẫu tờ khai đăng ký sáng chế và hướng dẫn chi tiết cách điền đơn một cách hiệu quả nhất.
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sáng chế
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn;
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Việc lập mẫu tờ khai đăng ký sáng chế là một bước quan trọng trong quy trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một tờ khai được điền chính xác không chỉ giúp tăng khả năng được cấp văn bằng bảo hộ mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế. Hy vọng rằng những thông tin và hướng dẫn trong bài viết sẽ giúp các nhà sáng chế có thêm kiến thức cần thiết để thực hiện quy trình đăng ký một cách hiệu quả, từ đó góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ trong xã hội.
|
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bước đầu tiên trong quy trình này, đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập quyền lợi hợp pháp cho các sản phẩm mới. Năm 2024, với những quy định và mẫu tờ khai mới nhất được ban hành, doanh nghiệp cần nắm rõ các yêu cầu và thủ tục để đảm bảo rằng kiểu dáng của sản phẩm được bảo vệ một cách hiệu quả. Bài viết này SBLAW sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2024, bao gồm các thông tin cần thiết và quy trình thực hiện.
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có những tài liệu gì?
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ được tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, làm theo mẫu 03- KDCN
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (5)
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
- Các tài liệu sau đây có thể được nộp sau khi đã nôp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
- Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện
- Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên ( xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên; giấy chứng nhận quyền ưu tiên nếu quyền đó được hưởng thụ từ người khác);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp ; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động);
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn thương mại( nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại)… kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bởi người khác, nếu kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn chứa các đối tượng đó.
Mọi tài liệu của Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đều phải làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu làm bằng ngôn ngữ khác chỉ được dùng làm đối chiếu tham khảo.
Download Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp không chỉ là một tài liệu hành chính mà còn là công cụ pháp lý quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Việc hiểu rõ các yêu cầu và quy trình liên quan đến tờ khai sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những sai sót không đáng có và tăng cường khả năng bảo vệ sản phẩm của mình trước những hành vi xâm phạm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp kịp thời và chính xác sẽ góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
|
Các Mẫu tờ khai trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
Xem chi tiết toàn văn Nghị định tại đây:
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
- File word của các Phụ lục kèm theo tải về tại đây: Phụ lục 1; Phụ lục 2; Phụ lục 3; Phụ lục 4; Phụ lục 5; Phụ lục 6; Phụ lục 7.
Phụ lục I
Phần I | MẪU TỜ KHAI | ||
Mẫu số 01 | Tờ khai đăng ký sáng chế | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị xác nhận thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm lần đầu bị chậm | Xem | Tải về |
Mẫu số 03 | Tờ khai yêu cầu đền bù do chậm cấp phép lưu hành lần đầu đối với dược phẩm sản xuất theo bằng độc quyền sáng chế | Xem | Tải về |
Mẫu số 04 | Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế | Xem | Tải về |
Mẫu số 05 | Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế | Xem | Tải về |
Mẫu số 06 | Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí | Xem | Tải về |
Mẫu số 07 | Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 08 | Tờ khai đăng ký nhãn hiệu | Xem | Tải về |
Mẫu số 09 | Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý | Xem | Tải về |
Phần II | YÊU CẦU VỀ TỜ KHAI | Xem | Tải về |
Phần III | YÊU CẦU CHUNG VỀ HÌNH THỨC CỦA TÀI LIỆU NỘP KÈM THEO TỜ KHAI | Xem | Tải về |
Phần IV | YÊU CẦU RIÊNG VỚI CÁC TÀI LIỆU CỤ THỂ | Xem | Tải về |
Phụ lục II
Mẫu số 01 | Tờ khai đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Tờ khai yêu cầu thực hiện sau khi đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam được cấp số đăng ký quốc tế | Xem | Tải về |
Mẫu số 03 | Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được chuyển đổi từ đăng ký quốc tế nhãn hiệu bị mất hiệu lực theo Điều 9quinquies của Nghị định thư Madrid | Xem | Tải về |
Mẫu số 04 | Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 05 | Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 06 | Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 07 | Tờ khai gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 08 | Tờ khai chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 09 | Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 10 | Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích | Xem | Tải về |
Mẫu số 11 | Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn | Xem | Tải về |
Mẫu số 12 | Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 13 | Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | Xem | Tải về |
Mẫu số 14 | Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý | Xem | Tải về |
Phụ lục III
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Đơn yêu cầu cho phép sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước | Xem | Tải về |
Phụ lục IV
Mẫu số 01 | Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 03 | Tờ khai yêu cầu ghi nhận việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Phụ lục V
Mẫu số 01 | Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 03 | Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 04 | Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 05 | Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 06 | Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 07 | Tờ khai yêu cầu ghi nhận thay đổi thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 08 | Tờ khai yêu cầu xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 09 | Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Phụ lục VI
Mẫu số 01 | Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 02 | Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 03 | Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 04 | Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 05 | Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 06 | Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 07 | Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp | Xem | Tải về |
Mẫu số 08 | Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng | Xem | Tải về |
Mẫu số 09 | Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng | Xem | Tải về |
Mẫu số 10 | Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng | Xem | Tải về |
Mẫu số 11 | Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng | Xem | Tải về |
Mẫu số 12 | Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng | Xem | Tải về |
Phụ lục VII
Danh mục lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng
1. Vũ khí bao gồm đạn dược; vũ khí hoá học, sinh học, hạt nhân và các loại vũ khí khác dùng trong quân sự.
2. Vật liệu nổ.
3. Trang thiết bị quân sự.
4. Thiết bị, công nghệ được sử dụng cho các hoạt động tình báo, phản gián, điều tra tội phạm.
5. Công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ sử dụng trong các hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự.
Mẫu Đơn khiếu nại ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ
MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI |
Nguồn: ipvietnam.gov.vn
|