Thể chế pháp lý cho ghi nhãn made in Vietnam

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 358 lượt xem Đăng ngày 24/10/2021

SBLAW giới thiệu bài viết Thể chế pháp lý cho ghi nhãn “made in Vietnam” đăng trên báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp để quý khách hàng hiểu thêm về vấn đề quan trọng này.

Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Mới đây nhất, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi với VCCI về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O) cho mặt hàng xe đạp điện. 

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết có hiện tượng xe đạp điện nước ngoài giả xuất xứ Việt Nam xuất sang châu Âu.

p/Xe đạp điện PEGA được xuất khẩu sang châu Âu

Xe đạp điện PEGA được xuất khẩu sang châu Âu

Gian lận thương mại?

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Liên minh châu Âu (EU). Uỷ ban châu Âu (EC) thống kê được lượng xe đạp điện từ Việt Nam xuất sang EU đã tăng nhanh sau khi đơn vị này tiến hành điều tra đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc. EC ghi nhận trong 11 tháng đầu năm 2018, số xe xuất sang EU là 138.467 chiếc, giá trị 66,9 triệu euro, tăng 47,4% về lượng và 22,6% về giá trị.

Việc lượng xuất khẩu xe đạp điện từ Việt Nam sang EU tăng nhanh, trùng với thời điểm EC điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ EC tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, gây ảnh hưởng liên đới tới các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính.

 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đã có nhiều hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các FTA Việt Nam tham gia.

 

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc này đưa đến hàng sản xuất trong nước sẽ “chết dần chết mòn”, còn Nhà nước bị thất thu ngân sách. Một chuyên gia khác đề nghị giấu tên thẳng thắn, về bản chất, Trung Quốc không thể gian lận. Câu chuyện hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng nhãn mác ghi “made in Vietnam” chính là gian lận thương mại, nó xảy ra là do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không chặt.

“Phần lớn là do các nhà kinh doanh thương mại Việt Nam chủ động sang Trung Quốc đặt hàng, rồi dán nhãn hàng Việt Nam đi đường tiểu ngạch nhập lại vào nội địa để ăn chênh lệch giá. Như vậy ở đây chính là người Việt đang làm hại người Việt và phải tự trách mình đầu tiên”, vị chuyên gia bày tỏ.

Thể chế pháp lý cho ghi nhãn “Made in Viet Nam”?

Ở các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể.

Các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể.

Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…”. Hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, vừa qua Bộ Công Thương đã cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số hiệp hội ngành hàng hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất “Made in Viet Nam”. Trước mắt, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai.

Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Trở lại câu chuyện xe đạp điện, đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng cường giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho xe đạp điện xuất EU. Đồng thời, Bộ này khuyến nghị các doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận, ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt.

Nguyễn Việt

Dẫn nguồn: http://enternews.vn/

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng công cụ tra cứu nhãn hiệu Global Brand Database
    23 lượt xem 26/11/2024

    Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu Toàn cầu là công cụ miễn phí do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) cung cấp, hỗ trợ tra cứu: Đơn đăng ký nhãn hiệu Tên gọi xuất xứ Biểu tượng Hiện tại, cơ sở dữ liệu này chứa 66.407.171 bản ghi được tổng hợp từ...

    Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo Luật sở hữu trí tuệ
    19 lượt xem 21/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong bài viết này, SBLAW sẽ giới thiệu đến quý khách hàng những nhãn hiệu chứng nhận là gì? Đặc điểm nhãn hiệu chứng nhận cần lưu ý. Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử...

    Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận ra nước ngoài
    375 lượt xem 24/10/2021

    Chúng tôi là khách hàng cũ của Baohothuonghieu.com, tiếp theo việc chính thức sở hữu Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, Công ty chúng tôi dự định sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận này ra nước ngoài. Vì...

    Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận Diệp Hạ Châu Cát Tiên
    401 lượt xem 24/10/2021

    UBND tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Diệp Hạ Châu Cát Tiên. Mục đích của việc bàn hành này là nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng cùng xây dựng,...

    Danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp văn bằng bảo hộ
    790 lượt xem 24/10/2021

        TT Số Văn Bằng  Ngày cấp Chủ Văn bằng  Địa chỉ Tên Nhãn hiệu 1 4-0106507-000 05/08/2008 Công ty cổ phần chứng nhận VINACERT Ô 47, lô 5, khu đô thị Đền Lừ II, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội VINACERT CERTIFICATION VNC, hình 2 4-0111615-000 21/10/2008 Sở Văn...

    Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo luật Việt Nam
    748 lượt xem 24/10/2021

    Trên thế giới, những nhãn hiệu như IBM, Coca Cola, Honda, Sony, Apple có giá trị hàng tỷ USD và mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu những giá trị rất lớn về thương mại và danh tiếng. Việc bảo hộ và phát triển những nhãn hiệu nổi tiếng là một hành trình lâu...

    Tạo lập, quản lý và phát nhãn hiệu chứng nhận Cao su Bình Phước
    274 lượt xem 24/10/2021

    Tạo lập, quản lý và phát nhãn hiệu chứng nhận Cao su Bình Phước Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới, với diện tích kéo dài hàng ngàn km từ bắc tới nam, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, tự nhiên để các loài sinh vật phát triển...

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
    397 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW tư vấn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. S&B Law là một công ty luật sở hữu trí tuệ, với nhiều luật sư có kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn về quá trình đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho các tổ chức và doanh nghiệp tại Cục Sở Hữu Trí...

    Nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris
    578 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW tư vấn Nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris. – Nhãn hiệu được mặc nhiên coi là nổi tiếng nếu luật quốc gia cho phép điều đó – Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu theo đề nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách...

    Quy định về nhãn hiệu theo Công ước Paris
    522 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW tư vấn quy định về nhãn hiệu theo Công ước Paris Theo quy định tại Điều 6 Công ước Paris thì Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên. Khi công dân của...

    Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho Hiệp hội cao su Việt Nam
    532 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận cho Hiệp hội cao su Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) đã ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho Hiệp hội cao su Việt Nam. Nhãn hiệu này đã...

    Nhãn hiệu chứng nhận tăng sức cạnh tranh cho chè ô long
    414 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW tư vấn nhãn hiệu chứng nhận tăng sức cạnh tranh cho chè ô long. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu “Chè ôlong Mộc Châu” sẽ thiết lập một quy trình chuẩn về sản xuất, chế biến sản phẩm chè ôlong Mộc Châu theo tiêu chuẩn...

    Quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo quốc gia
    363 lượt xem 24/10/2021

    Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy chế sử dụng...

    Công bố nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận
    330 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW giới thiệu nội dung bài báo Công bố nhãn hiệu tôm Giống Ninh Thuận, đây là nhãn hiệu liên quan tới nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.  Trong những...

    Tôm, cá sông Đà được cấp đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận
    305 lượt xem 24/10/2021

    Ngày 11/12, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho hai sản phẩm “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình” Chủ sở hữu hai nhãn hiệu này là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và...

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận
    445 lượt xem 24/10/2021

    SBLAW tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng...

    0904.340.664