Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ bản quyền logo công ty

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 225 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021

Hỏi: Xin cho biết thủ tục (quy trình và các giấy tờ cần thiết) và địa chỉ cơ quan quản lý nhà nước cho đăng ký bảo hộ logo của công ty mới thành lập.

Trả lời: Thủ tục đăng ký logo (đăng ký nhãn hiệu) và đăng ký bản quyền được hiểu như sau:

 

 

 

Cần làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty? Quý khách hãy đến SBLAW để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất – Hotline của chúng tôi: 0904340664.

Thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty như thế nào? – Không phải ai cũng hiểu cặn kẽ vấn đề này.

Bạn hãy cùng chúng tôi đọc nội dung dưới đây để biết thêm về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo nhé!

Nội dung bài viết

Khi nào làm thủ tục Đăng ký bản quyền logo công ty, Khi nào Đăng ký nhãn hiệu

Làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty là điều cần thiết 

Thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khi làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty tức là đã được bảo hộ cả nhãn hiệu rồi…

Đăng ký quyền tác giả để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sao chép và sử dụng trái phép tác phẩm tại Cục Bản quyền tác giả

– Còn đăng ký nhãn hiệu (đăng ký thương hiệu) là ghi nhận nhãn hiệu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Như vậy, khi đăng ký bảo hộ đối tượng A (logo/tên/tác phẩm) cho sản phẩm/ dịch vụ cụ thể nào đó tức là đi đăng ký nhãn hiệu chứ không phải đăng ký bản quyền tác giả

Vậy sự khác biệt của hai đối tượng này như thế nào?

Luật Sở hữu trí tuệ chia ra làm hai bộ phận: quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, trong đó logo là một đối tượng trong quyền tác giả (thường được bảo hộ thương hiệu dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng), còn logo là một đối tượng bảo hộ nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

 Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu

 + Mục đích bảo hộ:

Mục đích bảo hộ bản quyền tác giả cho logo nghiêng về bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa

Bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ quyền của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tránh việc gây nhầm lẫn giữa hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mà các chủ thể kinh doanh này cung cấp.

 + Điều kiện bảo hộ:

Để một tác phẩm nói chung và một logo (một tác phẩm mỹ thuật mỹ thuật ứng dụng) nói riêng được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có đó là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Trong khi đó, điều kiện để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu không phải là tính sáng tạo mà là tính phân biệt, tức nhãn hiệu mà bạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận diện được hàng hoá, dịch vụ mà bạn cung cấp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi một chủ thể khác. Điều này cũng có nghĩa, nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không.

 

Kết luận: Khi doanh nghiệp bạn sáng tạo ra một logo, doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký ở 2 hình thức là đăng ký nhãn hiệu và đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dung.

Điều này sẽ đảm bảo khả năng bảo hộ ở phạm vi rộng nhất và chống lại các hành vi vi phạm của bên thứ ba.

+ Thủ tục bảo hộ:

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ bản quyền logo công ty 

Thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty

Theo quy định quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký.

Mặc dù quyền tác giả đương nhiên được bảo hộ nhưng Nhà nước luôn khuyến khích các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm tiến hành làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo công ty, bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về sau nếu có.

Ngược lại, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc first to file, có nghĩa là quyền sẽ thuộc về người nộp đơn đầu tiên (trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiếng…).

– Như vậy:

+ Bảo hộ quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ tính sáng tạo của trí tuệ con người, nghiêng về các giá trị tinh thần.

+ Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có một sự ràng buộc, sự ghi nhận pháp lý nhất định.

 Hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Doanh nghiệp cần cung cấp các tài liệu sau:

+ Chứng minh nhân dân của tác giả (Hai (02) bản copy có chứng thực công chứng).

+ Giấy Ủy quyền theo mẫu, khách hàng ký và chuyển lại cho SB Law 02 bản. – Mẫu giấy ủy quyền

+ Giấy cam đoan theo mẫu, tác giả ký và chuyển lại cho SB Law 02 bản. – Mẫu giấy cam đoan đăng ký bản quyền

+ Quyết định giao nhiệm vụ (Hai (02) bản Nếu đăng ký chủ sở hữu là Công ty).

+ Bản sao có chứng thực công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (Hai (02) Nếu đăng ký chủ sở hữu là Công ty).

+ Mẫu Logo cần đăng ký (có thể bằng file mềm)

Thời gian làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty để tiến hành ghi nhận bản quyền từ thời điểm nộp đơn cho tới khi có kết quả là từ 15 đến 20 ngày làm việc.

Trong quá trình tư vấn, chúng tôi đã đăng ký hàng ngàn bản quyền logo cho doanh nghiệp, sau đây là một trường hợp điển hình. 

SBLAW đăng ký thành công bản quyền logo cho công ty

Bản ghi nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác tác giả cho tác phẩm “Hình thức thể hiện logo COLAVI”.

Đăng ký thành công bản quyền sở hữu trí tuệ logo cho công ty COLAVI

 Đăng ký bản quyền logo công ty thành công

Đăng ký bản quyền logo công ty thành công COLAVI

Trong trường hợp khách hàng muốn đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu, khách hàng cần cung cấp các tài liệu sau:

+ Mẫu Logo cần đăng ký (có thể bằng file mềm)

+ Danh mục sản phẩm và dịch vụ.

+ Giấy uỷ quyền theo mẫu của SBLAW.

Thời gian từ lúc nộp đơn đến lúc lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng.

Dịch vụ trợ giúp khách hàng làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo doanh nghiệp:

+ Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc Đăng ký bản quyền tác giả và đăng ký nhãn hiệu tại Cục Bản Quyền Tác Giả và Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Tiến hành đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền Tác Giả và đăng ký nhãn hiệu tại Cục Bản Quyền Tác Giả và Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và Giâys chứng nhận nhãn hiệu.

+ Chi phí đăng ký bản quyền logo là 4 triệu và chi phí đăng ký nhãn hiệu là 4 triệu. Phí trên gồm phí nhà nước và phí luật sư nhưng chưa bao gồm 5% VAT.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, việc bảo hộ logo sẽ hỗ trợ cho việc chứng minh chứng cứ trong các vụ tranh chấp. Để có cái nhìn toàn cảnh, chúng tôi giới thiệu những vụ tranh chấp bản quyền logo gây nhiều tranh cãi trên thế giới để Quý công ty theo dõi. 

Vụ tranh chấp bản quyền giữa Gem Riverside và Gem Center, Nike và vụ kiện bản quyền logo “Jumpman”, Adidas căng thẳng với Tesla Model 3, Apple bị nhãn hiệu quần áo Trung Quốc kiện vì “chôm” logo cho App Store… đều là những vụ tranh chấp bản quyền logo căng thẳng và gây ra nhiều tranh cãi.

Adidas đánh bại Tesla Model 3 trong cuộc chiến logo nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo ra sao? 

Adidas đã làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo trước Tesla

Khi Tesla tìm cách đăng ký nhãn hiệu cho chiếc xe điện mô hình số 3, công ty đã nộp đơn với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ mà không biết rằng ý tưởng 3 sọc ngang của họ gần giống với logo của công ty may mặc quần áo thể thao Adidas. Adidas cho biết ba thanh ngang (tượng trưng cho chữ E) trong logo của Tesla sẽ gây nhầm lẫn với logo của Adidas vốn được dùng trong nhiều năm qua. Cuối cùng Tesla đã rút đơn và thay đổi ba thanh ngang thành số 3.

Là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành may mặc và giày dép, Adidas luôn có một tư thế phòng thủ mạnh mẽ. Hầu hết các “trận chiến”, giống như trận Tesla, đều kết thúc mà không cần bất kỳ vụ tranh chấp nào. Nhưng Adidas và công ty con Hoa Kỳ của nó đã đưa ra gần 50 vụ kiện nhãn hiệu trong 5 năm qua với các đối thủ như Nike, Skechers và thậm chí là Marc Jacobs.

Được biết, 3 sọc song song tô điểm cho logo của Adidas, trang trí các mặt của giày, và các ống tay áo jacket của nó. Thiết kế này đã nổi lên trong những năm 1950 sau khi người sáng lập công ty Adi Dassler bắt đầu áp dụng nó trên giày. Bây giờ, dấu hiệu phổ biến này được tìm thấy ở hầu hết các sản phẩm của Adidas.

 Apple bị nhãn hiệu quần áo Trung Quốc kiện vì “chôm” logo cho App Store

Được biết nhãn hiệu quần áo Trung Quốc được nói đến trên chính là KON, một nhãn hiệu được sáng lập vào năm 2009. Logo của nhãn hiệu này chính là hình tam giác với các thanh chữ nhật xếp chéo nhau. Logo nhìn giống một bộ xương, tượng trưng cho quyền lực thông qua cái chết.

Mới đây, KON đã đệ đơn lên tòa án Trung Quốc và cáo buộc rằng Apple sử dụng biểu tượng có trên logo của họ cho logo mới của App Store. Tòa án Nhân dân Bắc Kinh đã chấp nhận đơn kiện, sẽ sớm tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết trong một vài tuần tới.

Theo đơn kiện, KON cho rằng Apple đã vi phạm luật cạnh tranh tại Trung Quốc khi sử dụng logo tương tự logo của KON.

Cụ thể, vào khoảng tháng 8/2017, Apple đã thay cho App Store một logo mới. Nếu logo cũ của App Store là một cái cọ sơn, bút chì và thước thì logo mới lại là hình 3 cây gậy được bo tròn ở mỗi đầu và cũng giống với logo của KON, các cây gậy này được đặt chồng chéo lên nhau tạo thành hình tam giác.

Vì vậy KON yêu cầu Apple phải xin lỗi công khai và trả tiền cho những thiệt hại này.

Công ty Đức sản xuất đã phải đấu tranh liên tục để ngăn các công ty khác sử dụng sọc tương tự.

 Nike giành chiến thắng trong vụ kiện bản quyền logo “Jumpman” sau 2 năm

Thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty mang lại chiến thắng cho Nike 

Nike thành công trong việc đăng ký bản quyền logo công ty

Được biết, hình ảnh phóng khoáng và mạnh mẽ của “The Jumpman” xuất hiện lần đầu tiên trên những đôi giày Air Jordan III vào năm 1988 và gây dựng nên một đế chế thực sự của đôi sneaker kinh điển này. Đương nhiên, ai cũng biết, logo này mô phỏng bước chân thần kỳ của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan.

Nike đã từng tham vọng đồng nhất các logo trên các sản phẩm của họ, tuy nhiên chưa một hình ảnh nào có thể xóa được “The Jumpman” trên những phiên bản Air Jordan cho đến thời điểm này.

Mặc dù vậy logo này cũng đã gây rắc rối cho Nike suốt thời gian dài vừa qua.

Cụ thể, nhiếp ảnh gia Rentmeester đã cáo buộc Nike ăn cắp bản quyền. Người đàn ông này cho rằng Nike đã tạo ra logo “Jumpman” từ một bức ảnh anh ta chụp Michael Jordan thuở còn làm tân binh cho Chicago Bulls vào năm 1984.

Trong bức ảnh được ghi lại bởi Rentmeester, Michael Jordan đã bật rất cao trong tư thế mang tính biểu tượng, phía sau là bầu trời Chicago. Dù đã được Nike trả 15.000 USD cho bức ảnh này vào năm 1985, nhiếp ảnh gia tuyên bố rằng việc tạo ra logo “Jumpman” của Nike đã vi phạm những thỏa thuận ban đầu của họ.

Suốt 2 năm qua, vụ kiện cáo đã gây ra nhiều rắc rối cho hãng giày nổi tiếng. Và mới đây, Tòa Phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Khu Vực 9 (Ninth U.S. Circuit Court of Appeals) đã đưa ra phán quyết cuối cùng, đó là logo Jumpman của Nike không giống với bức ảnh của Rentmeester dựa trên những quy định của luật bản quyền.

Gem Riverside có đạo ý tưởng thiết kế logo của Gem Center?

Làn sóng thay nhận diện thương hiệu đang diễn ra trong hệ thống các doanh nghiệp Việt những năm gần đây. Logo mang dòng chữ Gem Center màu vàng, thiết kế chữ G font 3D. Tuy nhiên, logo Gem Riverside cũng thấy ý tưởng thiết kế chữ G nổi như của Gem Center chỉ khác nhau là Gem Riverside dùng màu xanh nhạt.

Theo tìm hiểu, logo Gem Center hiện tại là hợp lệ và đã được làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty, nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Sự trùng lặp ý tưởng là không tránh khỏi và những thiết kế theo motip biểu tượng xoay quanh chữ G là rất phổ biến.

Theo một luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bản thân sự trùng lắp logo khi sáng tạo đã là một sự đáng tiếc đối với những người đi sau. “Càng ngày càng có nhiều logo nên khả năng bị trùng lặp trong một vài yếu tố là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nguyên tắc căn bản trong sáng tạo logo là thương hiệu của mình không được trùng với sản phẩm cùng loại, cùng lĩnh vực”.

Trở lại với trường hợp của hai doanh nghiệp này, sau khi bị cho là đạo ý tưởng trong thiết kế logo, Gem Riverside đang có kế hoạch thay đổi logo. Tuy muộn còn hơn không, đây được xem là việc Gem Riverside tránh bị kiện vi phạm sở hữu trí tuệ.Hồ sơ của thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo công ty có thể được nộp tại Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ.

Vì vậy, để tránh những tranh chấp không đáng có, khi Quý khách hàng có một thiết kế logo, Quý khách hàng nên tiến hành đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu và dạng bản quyền tác giả để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp mình.

Vui lòng liên hệ dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty:

Đại diện Sở hữu trí tuệ

Tel: 0904340664

Địa chỉ VP Hà Nội:

SBLAW, Center Building, Hapulico Complex,

Số 85, Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Địa chỉ VP TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 6, PDD Building, 162 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn – Website: baohothuonghieu.com

 

 

 

 

 

 

 

 

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    51 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    145 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    47 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    59 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    12 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    391 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    531 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    461 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    258 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    317 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    528 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    450 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    415 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    330 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    279 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    254 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    0904.340.664