Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 880 lượt xem Đăng ngày 28/10/2021
Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Câu hỏi: Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định như thế nào?

Trả lời: Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định như sau:

I. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

b) Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

II. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định cụ thể hơn.

1. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại, cụ thể như sau:

a) Chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác);

b) Thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng: tên thương mại đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).

2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. Tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây xung đột và phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tuân theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi, Điều 27 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn cụ thể sau đây:

a) Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh, xác lập quyền tuân theo nguyên tắc quyền đối với đối tượng nào phát sinh, xác lập trước thì được bảo hộ.

Trường hợp các bên liên quan đều có chứng cứ chứng minh quyền của mình được phát sinh, xác lập hợp pháp thì các bên thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ và việc thực hiện quyền không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Căn cứ vào văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu liên quan, nội dung hợp đồng, thoả thuận hợp pháp giữa các bên để xác định phạm vi bảo hộ đối với đối tượng được đồng thời bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau;

c) Trường hợp tên thương mại, nhãn hiệu mang địa danh được sử dụng trước khi chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu mang địa danh tương ứng được cấp văn bằng bảo hộ và các đối tượng này đều đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, thì việc sử dụng một cách trung thực các đối tượng nói trên không bị coi là hành vi vi phạm theo quy định tại các điểm g, h Khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Trường hợp việc sử dụng đồng thời các đối tượng nêu tại Điểm c khoản này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng, xã hội và có yêu cầu xử lý vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm yêu cầu các bên liên quan tiến hành thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản giữa các bên về điều kiện, cách thức sử dụng các đối tượng đó theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Đối với bên tiếp tục hành vi sử dụng bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác mà không tham gia thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận đã được ghi nhận thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục xử phạt theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

» Đăng ký tên thương mại của doanh nghiệp

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc gia”: Tên Gọi Mới và Sự Hợp nhất Mang Tính Chiến lược
    307 lượt xem 14/05/2025

    Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ , một đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, sẽ chính thức bước vào một giai đoạn phát triển mới với tên gọi, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh được điều chỉnh quan trọng. Theo thông báo từ Bộ...

    Dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
    111 lượt xem 08/05/2025

    Nhãn hiệu là chỉ dẫn thương mại và sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là thành quả đầu tư của doanh nghiệp. Phải mất hàng chục và hàng trăm năm doanh nghiệp mới có thể hình thành lên một tập hợp các tài sản sở hữu trí tuệ. Để quản lý khối tài sản sở...

    Ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại trọng tài
    132 lượt xem 08/05/2025

    Trong thời gian vừa qua, SBLAW đã được khách hàng lựa chọn là luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tại một trung tâm trọng tài. Các luật sư SBLAW với việc am hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã hỗ trợ...

    SBLAW bảo vệ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính liên quan tới sở hữu trí tuệ
    112 lượt xem 04/05/2025

    SBLAW bảo vệ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính liên quan tới sở hữu trí tuệ. Trong thời gian gần đây, bên khởi kiện đã khởi kiện ra tòa án hành chính về một quyết định liên quan tới sở hữu trí tuệ, tòa án đã thụ...

    Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
    222 lượt xem 04/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 là điều ước đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm hiện tại, nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, Hiệp định đã có 166 Quốc gia thành viên trên toàn thế...

    Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ trong luật Tổ chức Toà án Nhân dân (Sửa đổi)
    253 lượt xem 16/08/2024

    Mới đây, ngày 24 tháng 06 năm 2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (“TAND”) (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật sửa đổi tập trung vào những nội dung lớn như: quy định nội hàm quyền tư pháp (Điều 2); sửa đổi, bổ sung nhiệm...

    Trách nhiệm của các Kols trong việc quảng cáo
    218 lượt xem 19/04/2024

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Ai là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với văn bản do máy tạo ra?
    198 lượt xem 14/03/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính xác, vì hầu hết pháp luật và quy định trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chính xác về ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Tại...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    450 lượt xem 26/02/2024

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Lợi ích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    111 lượt xem 20/02/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống pháp luật, đảm bảo rằng sự sáng tạo và công bằng trong lĩnh vực kinh doanh được bảo tồn và khuyến khích. Bài viết này SBLAW sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa của việc bảo vệ...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    117 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
    136 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Dưới đây là bốn phương thức chính trong việc thực thi quyền...

    Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
    101 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc. Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của WIPO càng trở nên thiết yếu trong việc...

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ 
    104 lượt xem 15/10/2023

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, Cục Sở Hữu...

    Dịch vụ đăng ký Sở hữu trí tuệ
    888 lượt xem 02/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Trong vài năm gần đây, sở hữu trí tuệ đã trở thành một lĩnh vực thu hút sự quan tâm từ nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư...

    SBLAW là công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam theo xếp hạng của Legal 500
    227 lượt xem 02/09/2023

    Theo công bố mới nhất của Legal 500, Công ty luật SBLAW được xếp hạng là một trong những công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Sau đây là nội dung xếp hạng của Legal 500: SB LAW advises domestic and international clients on a range of trademark, patent, industrial...

    0904.340.664