Vấn nạn hàng giả, hàng nhái Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái  Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

SBLAW trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Thanh Dung đăng trên tạp chí Đầu tư tài chính Sài Gòn phỏng vấn luật sư Nguyễn Thanh Hà với nội dung nêu trên.

 

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

Thanh Dung (thực hiện)

 

Để quản lý hoạt động của các sàn TMĐT, các cá nhân kinh doanh online và bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh gian lận thương mại trên không gian mạng đang hoành hành, pháp luật cũng đã có nhiều quy định, chế tài. Song cho đến nay, theo đánh giá của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw thì những chế tài xử lý các đối tượng vi phạm hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe.

 

PHÓNG VIÊN: Theo quy định của pháp luật thì người bán hàng online và các sàn TMĐT sẽ bị xử phạt như thế nào khi kinh doanh hàng giả, nhái hoặc làm lộ thông tin người mua hàng, thưa ông?

 

LS NGUYỄN THANH HÀ: Hiện nay chế tài xử phạt người kinh doanh hàng giả đã được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Theo đó sẽ phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng… Ngoài ra tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm liên quan đến hàng giả, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

 

Riêng về quản lý các sàn TMĐT thì Chính phủ cũng có quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT phải có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn TMĐT. Ngay cả người bán trên sàn giao dịch TMĐT cũng phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hoá, dịch vụ mà mình cung cấp. Ngoài ra theo Điều 81 đến 85 Nghị Định 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như bảo vệ thông tin cá nhân. Theo đó, website TMĐT sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi như không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT.

Riêng với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động TMĐT thì sàn TMĐT có thể bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng cho các hành vi như:  Không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo. Không xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng....

 

Theo đánh giá của ông chế tài xử lý các vi phạm gian lận thương mại trên không gian mạng hiện đã đủ mạnh hay chưa? Nếu chưa Nhà nước nên có thêm những quy định ra sao?

 

Theo đánh giá của tôi những chế tài hiện nay chưa đủ mạnh để có sức răn đe với các đối tượng bán hàng giả hàng nhái trên không gian mạng vì mức xử phạt hành chính còn nhẹ tay và xử lý hình sự còn rất ít. Do đó, nhà nước cần có những giải pháp mạnh tay hơn như:

 

Tăng mức phạt hành chính cao hơn mức theo quy định hiện tại, đồng thời đưa hình thức xử lý hình sự nghiêm khắc vào quy định.  Đưa ra điều kiện chặt chẽ, khắt khe hơn đối với kinh doanh online hoặc sàn giao dịch TMĐT. Cần trao thêm quyền cho các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm, tăng mức xử phạt. Ngành chức năng cần điều chỉnh các quy định trong quản lý mạng xã hội, trong đó Bộ Công Công thương cũng nên ra siết chặt quy định quản lý bán hàng online. Nếu ai đưa hàng lên mạng bán thì phải đăng ký, nếu không thì sẽ bị xử lý.

 

Khi nhắc đến gian lận thương mại trên không gian mạng thì người bị ảnh hưởng đầu tiên chính là người tiêu dùng, vậy luật pháp có những quy định nào để bảo vệ người tiêu dùng?

 

Trước hết phải khẳng định, pháp luật nghiêm cấm hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Theo pháp luật, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, người tiêu dùng khi mua phải hàng giả có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả. Tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại, bên bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để có căn cứ xử lý, khi mua nhầm hàng giả, kém chất lượng người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường. Nếu phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng cần làm đơn tố cáo kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để yêu cầu xử lý.

 

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể đến các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khiếu nại tại Sở Công Thương tại các địa phương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để được tư vấn và xem xét giải quyết, thậm chí có thể khởi kiện ra tòa và trọng tài thương mại để xử lý. Tất cả những quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng đều được ghi rõ trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (59/2010/QH12). Luật thì có nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng có đủ thời gian, chứng cứ, thậm chí là chi phí để theo đuổi các vụ khiếu kiện, tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo trong kinh doanh hàng hoá online. Chính vì thế, trong khi mua hàng online để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng bán hàng giả, hàng nhái thì người mua nên cẩn thận trong việc lựa chọn loại hàng hóa, sản phẩm cần mua và nên tìm kiếm địa điểm mua hàng hóa đáng tin cậy. Kiểm tra bao bì nhãn mác có các tem chống hàng giả, mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sản xuất, tổ chức sản xuất, địa chỉ…

 

Xin cảm ơn ông!

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Xử lý vi phạm sáng chế.

Xử lý vi phạm sáng chế

Xâm phạm quyền sáng chế có thể xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Vậy thế nào là xâm