Vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật hiện nay

Trong thời gian qua việc vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nói riêng và việc vi phạm sở hữu trí tuệ trong tất cả các lĩnh vực nói chung đang là vấn đề nhức nhối cần có giải pháp để cải thiện và chấm dứt tình trạng này. Liên quan đến vấn đề trên , Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những chia sẻ như sau. Dưới đây là nội dung chi tiết: 

Câu hỏi 1: Thưa Ông, vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật năm vừa qua có nhiều vấn đề nóng. Ông có thể cho biết những vi phạm phổ biến hiện nay theo những hình thức như thế nào ạ?

Trả lời:

Câu chuyện sách bị in lậu, phim mới ra rạp đã bị quay trộm, các sản phẩm âm nhạc vi phạm bản quyền, tranh bị sao chép… trong những năm qua đã không còn là những điều quá mới với các sản phẩm văn hoá Việt Nam. Đơn cử như trên môi trường mạng, chỉ tính riêng lĩnh vực điện ảnh, theo số liệu thống kê có khoảng 200 trang web phim lậu vi phạm bản quyền. Nếu mở rộng ra ở cả lĩnh vực âm nhạc, truyền hình, thời trang, sách… thì đây là những con số không tưởng. Thậm chí các trang web lậu, vi phạm bản quyền trong lĩnh vực văn hoá còn đang lấn át các địa chỉ chính thống và đang mọc lên như “nấm”.

Không chỉ các trang web, thời gian qua thông qua trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok đang nở rộ phong trào làm review (giới thiệu) phim đang gây ra những bức xúc và tổn thất lớn cho các nhà sản xuất. Thông qua việc cắt ghép, chỉnh sửa nhiều bộ phim chỉ mới ra rạp, hay phát sóng trên truyền hình đã được giới thiệu đầy đủ về nội dung. Tuy vậy, chính sách bản quyền của nền tảng video ở Facebook hiện nay vẫn còn sơ khai, lỏng lẻo.

Nguồn video thường được lấy từ những nền tảng khác rồi đăng lại trên Facebook với chiến lược “ai đăng trước là của người đó” tạo điều kiện cho nhiều người kiếm tiền từ vi phạm bản quyền. Với TikTok, sự mập mờ giữa review phim và vi phạm bản quyền cũng tạo lỗ hổng lớn cho nhiều người kiếm tiền từ việc đọc lại toàn bộ nội dung phim. Ngoài kể trước nội dung phim, những nội dung này còn pha thêm những tình huống bên ngoài để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút lượt xem. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy như có thể khiến khán giả thất vọng về toàn bộ nội dung phim, gây tổn thất cho nhà sản xuất.

Như vậy có thể thấy việc xâm phạm quyền SHTT tồn tại qua nhiều hình thức khác nhau như: sao chép, đạo nhái, sử dụng không xin phép… gây thiệt hại cho chủ sở hữu và gây ra cả những khó khăn cho các cơ quan quản lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT.

Câu hỏi 2: Đặc biệt việc vi phạm trên không gian số như câu chuyện đánh gậy bản quyền đã gây bức xúc dư luận thời gian qua. Bất cập này xảy ra theo ông là do nguyên nhân nào ạ?

Trả lời:

Nói đến hành vi “vi phạm bản quyền” có nghĩa là nói tới việc vi phạm “Luật sở hữu trí tuệ”. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống, tạo thành “tập quán” như lẽ tự nhiên của xã hội thì không đơn giản, rất khó khăn cả về phía người có quyền và người vi phạm. Bởi lẽ ý thức về vấn đề này vẫn còn mới mẻ, vì trước đó, tồn tại rất lâu dài không ai quan tâm, coi việc sử dụng những tài sản trí tuệ của nhau (giá trị phi vật thể) là chuyện thường tình, đôi khi coi đó là cách đánh giá về giá trị của chính tài sản do mình sáng tạo ra.

Trong xu thế tất yếu của thời đại số, khoảng cách giữa nghệ thuật và công chúng được thu lại gần nhau bởi công nghệ. Chúng ta có thể thưởng thức nghệ thuật với nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, trước sự chuyển đổi này, các đơn vị hoạt động nghệ thuật và nghệ sĩ gặp không ít thách thức trong vấn đề vi phạm bản quyền. Nguyên nhân dẫn tới những bật cập trên là do những yếu tố sau:

  • Do điều kiện kinh tế – xã hội, ý thức chấp hành của người sử dụng. Nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, không tộn trọng người tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu, tất cả đều vì mục tiêu lợi nhuận, sẵn sàng sao chép, xuất bản lậu các tác phẩm văn học, sách giáo khoa, giáo trình… Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả.
  • Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những bạn học sinh, sinh viên, thường tìm đến những cuốn sách có giá thành thấp, hay những web xem phim, nghe nhạc lậu, thậm chí là sử dụng những tài khoản ảo… nhằm mục đích không phải trả phí. Điều này đã tạp điều kiện cho các nhân tổ chức vị phạm pháp luật.
  • Việc xử phạt chưa thật sự đủ sức răn đe. Hay nếu có cũng chỉ là phạt hành chính nên việc sao chép vẫn tiếp tục diễn ra.
  • Người tạo ra tác phẩm của mình chưa thực sự quan tâm bảo vệ tác phẩm của mình. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. 

Câu hỏi số 3: Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có hiệu lực. Theo ông việc luật ra đời sẽ khắc phục được những bất cập nào về sở hữu trí tuệ trong tương lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật?

Trả lời:

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 đã bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng. Trong đó một số điểm mới đáng chú ý nhất trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về quyền tác giả, quyền liên quan, điển hình như:

Về quyền của người biểu diễn, Luật SHTT sửa đổi 2022 quy định:

“1. Người biểu diễn có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn theo quy định của Luật này.

Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều này; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều này.” (khoản 1 Điều 29)

Những điều chỉnh, bổ sung trên là cơ sở pháp lý để thỏa thuận, ký kết với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan khi khai thác, sử dụng tác phẩm. Điều này giúp các nhà sáng tạo, nhà đầu tư, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người biểu diễn được bảo vệ một cách hiệu quả, minh bạch, công khai, bình đẳng và chính xác; tăng niềm tin của xã hội vào tính nghiêm minh của pháp luật, vào môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng hiệu quả vận hành của thị trường văn hoá.

Sửa đổi, bổ sung quy định về “sao chép” tác phẩm 

Theo quy định sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022: “Sao chép là việc tạo ra bản sao củatoàn bộ hoặc một phần của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

Với quy định mới này, việc sao chép một phần tác phẩm chính thức được xem là hành vi sao chép, tạo cơ sở pháp lý để khắc phục được những vướng mắc do pháp luật không rõ ràng trong nhiều vụ việc liên quan đến quyền tác giả trước đây.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan