Truyền hình Internet ở Việt Nam: Gian nan tác quyền

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 354 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021
Truyền hình Internet ở Việt Nam: Gian nan tác quyền

Truyền hình Internet Gian nan tác quyền

Mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng truyền hình Internet cũng tồn tại nhiều rủi ro.

Các nhà sản xuất phải đối mặt với vấn đề bản quyền và sự cạnh tranh từ các ứng dụng quốc tế.

Truyền hình Internet ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Lượng người gắn bó với TV trong giai đoạn 2011-2016 đã giảm rõ rệt. Theo báo cáo của Nielsen, thời gian xem truyền hình của nhóm người 25-34 tuổi đã giảm hơn 25%. Với nhóm trẻ hơn, con số này còn giảm đến 37,9%.

Truyền hình truyền thống có thể đang gặp khó khăn nhưng truyền hình Internet lại đang là thị trường tiềm năng do đón đầu được xu hướng. Người dùng thích chủ động hơn trong việc lựa chọn những nội dung theo sở thích cá nhân thay vì phụ thuộc vào sự phân phối của nhà đài.

Thị trường chớm nở

Khi công bố Apple TV vào cuối năm 2015, Tim Cook từng nhận định tương lai của TV là các ứng dụng. Khi ấy người dùng có quyền lựa chọn các chương trình truyền hình yêu thích, sẵn sàng trả tiền để mua các nội dung hấp dẫn.

Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng với người dùng Việt Nam. Thông thường để mua các chương trình giải trí, người dùng cần có Smart TV, kết nối mạng và tài khoản thanh toán trực tiếp. Người dùng trong nước vẫn chưa quen với phương thức này mặc dù nhu cầu rất lớn.

Đây cũng là nguyên nhân ra đời của các công ty kinh doanh dịch vụ sản phẩm truyền hình. Tương tự các sản phẩm truyền hình trên thế giới, truyền hình Internet ở Việt Nam chủ yếu là các TV Box (hộp truyền hình).

Theo ông Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành Clip TV, trong 10 đến 20 năm nữa, truyền hình sẽ là truyền hình Internet. Việt Nam có thể chậm hơn nhưng đó chắc chắn sẽ là xu thế.

“Với sự phát triển rất nhanh về Internet đặc biệt là tốc độ đường truyền và xu hướng xem phim theo yêu cầu ngày càng lớn. Thị trường truyền hình online đang diễn ra sôi động tại Việt Nam”, ông Giản nhận định.

Những khó khăn cản bước

Hai khó khăn lớn nhất mà truyền hình Internet Việt Nam đang phải đối mặt là sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài như Netflix, Amazon, Hulu, iflix. Khó khăn thứ 2 đến từ chính các thương hiệu nội địa.

Về cơ bản, truyền hình Internet trong nước thường kết hợp 2 nội dung là xem truyền hình và video theo yêu cầu. Các sản phẩm nội địa như Clip TV, FPT box, Smart TV box hay Next TV đều gặp phải những khó khăn nhất định về kho nội dung và vấn đề bản quyền.

Để phục vụ nhu cầu xem phim ngày càng lớn của người dùng. Các nhà sản xuất phải không ngừng cập nhật thêm nội dung mới. Lúc này, vấn đề tác quyền lại là bài toán nan giải.

Theo ông Phan Thanh Giản, các công ty làm bản quyền trong nước hầu hết là lỗ vì còn yếu trong lĩnh vực công nghệ, chi phí bản quyền và marketing.

Truyền hình Internet lậu vẫn tràn lan trên mạng, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy một bộ phim mới, một kênh truyền hình quốc tế. Trong khi những công ty cung cấp dịch vụ bản quyền thì không thể đủ kinh phí. Hoặc chính sách các nhà cung cấp nội dung vẫn chưa phân phối trên nền tảng Internet (OTT) như gói kênh HBO, Star Movies hoặc các bộ phim bom tấn.

Một rào cản nữa khiến truyền hình Internet vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam là thói quen của người dùng. Việc chuyển đổi từ truyền hình kỹ thuật số sang nền tảng online đòi hỏi người dùng một thời gian để làm quen. Nhóm người lớn tuổi thường mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu.

Tương lai của truyền hình Internet

Nếu đặt trong bối cảnh riêng của ngành truyền hình thì Internet có thể là bước phát triển tiếp theo.

Tuy nhiên đặt trong bối cảnh lớn hơn là thị trường công nghệ với loạt thiết bị thông minh như Smart TV, máy tính bảng, smartphone thì truyền hình Internet không hẳn là lựa chọn tốt nhất của người dùng.

Vẫn còn sớm để nhận định truyền hình Internet có thành công ở Việt Nam hay không. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào cách tiếp cận thị trường của các hãng.

Bên cạnh việc mở rộng kho nội dung, một số hãng cũng bắt đầu nghiêm túc hơn trong vấn đề bản quyền. Những thiết bị mới khai thác các ngách nhỏ, phù hợp riêng với từng nhóm người dùng. Đơn cử như ứng dụng xem phim cho người khiếm thị của Clip TV, hoặc ứng dụng ABC Play cho trẻ em của FPT Play.

Những thay đổi này có thể chưa thật sự hữu dụng trong bối cảnh hiện tại nhưng nó cho thấy những đầu tư nghiêm túc của các hãng trong cuộc đua dài hơi.

Theo Zing news

» Bản quyền tác giả

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    328 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    154 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    274 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    125 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    141 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    44 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    435 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    563 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    508 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    298 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    367 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    563 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    496 lượt xem 20/10/2021

    SBLAW giới thiệu bài viết Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của ông Trần Trung Kiên, từ SBLAW. Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    455 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    360 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    325 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    0904.340.664