Trường hợp huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

[Baohothuonghieu.com] Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp bảo vệ thương hiệu và sản phẩm của họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực. Việc hiểu rõ các trường hợp này sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Dưới đây là các trường hợp chấm dứt văn bằng bảo hộ mà bạn nên biết.

Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi nào?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Chủ giấy chứng nhận không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ giấy chứng nhận đăng ký tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
  • Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05(năm) năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 (ba) tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Trường hợp huỷ bỏ - chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trường hợp huỷ bỏ - chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hậu quả của việc chấm dứt hiệu lực

Tại thời điểm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực, quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu không còn được Nhà nước tiếp tục bảo hộ. Tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có quyền khởi kiện các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra trong thời gian Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực mặc dù tại thời điểm khởi kiện, quyền đối với nhãn hiệu không còn được bảo hộ.

Hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn có thể bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:

  • Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;
  • Nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Người có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 05 (năm) năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

Hậu quả của việc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không có hiệu lực kể từ ngày cấp.

Việc hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực GCLĐKNH có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các trường hợp này để có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng GCLĐKNH của mình để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và nộp lệ phí gia hạn đúng hạn. Liên hệ ngay công ty luật SBLAW để nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Tham khảo thêm >> Thủ tục đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan