Thế nào là tên gọi xuất xứ hàng hóa đối tượng của sở hữu công nghiệp
Thế nào là tên gọi xuất xứ hàng hóa đối tượng của sở hữu công nghiệp.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất,
chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
1. Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý dùng để chỉ xuất xứ của sản phẩm mang tính chất, chất lượng đặc thù do điều kiện địa lý của vùng mang tên tương ứng quyết định.
2. Đặc trưng của tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên gọi xuất xứ hàng hóa chính là tên địa lý (địa danh) của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó. Những mặt hàng mang tên gọi xuất xứ hàng hóa này có tính chất, chất lượng đặc thù do điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố tự nhiên và con người ở nước, địa phương đó tạo nên. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc, gốm sứ Hải Dương, bánh tráng Trảng Bàng.
Chính vì vậy, tên gọi xuất xứ hàng hóa không phải là nhãn hiệu hàng hóa tên thương mại. Bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa ngoài việc bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất còn có ý nghĩa chỉ dẫn cho người tiêu dùng.
Made in Viet Nam là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam
3. Hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước khác hoặc của địa phương khác không thuộc Việt Nam thì tên gọi xuất xứ hàng hóa đó chỉ được xem xét bảo hộ tại Việt Nam nếu tên gọi xuất xứ hàng hóa đó đang được bảo hộ tại nước mang tên hoặc địa phương mang tên
Nguồn: Thư viện điện tử