Một quan chức Bộ TT&TT cho rằng số liệu điều tra về bản quyền phần mềm của BSA có nhiều điểm chưa rõ ràng và không đáng tin cậy.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT của Bộ TT&TT cho biết, BSA (do một số doanh nghiệp phần mềm thương mại lớn trên thế giới như Microsoft, Oracle... tài trợ, tổ chức lên) đã đưa ra dự thảo đánh giá về tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp Việt
“Chúng tôi có hỏi BSA về cách thức đánh giá như thế nào để đưa ra được con số 85%. Theo BSA, cách thức đánh giá là họ lấy mẫu và họ hỏi người dùng cài những phần mềm gì trên máy tính; sau đó đi hỏi các nhà cung cấp các phần mềm đó xem nhà cung cấp bán được bao nhiêu giấy phép; từ đó họ suy ra khoảng bao nhiêu người sử dụng phần mềm và bao nhiêu phần trăm có bản quyền và họ đưa ra con số tỷ lệ. Chúng tôi chất vấn là bộ gốc nào nếu mà họ suy kiểu như vậy thì chắc chắn phải có biến động, ví dụ có thể lên một chút, hoặc xuống một chút, chứ không thể nào 3 năm liên tiếp lấy mẫu như vậy mà lúc nào cũng cho ra kết quả là 85%. Câu hỏi này BSA không trả lời được”, ông Nguyễn Trọng Đường nói.
Nếu như BSA ra cách thức tính vi phạm bản quyền như vậy, rõ ràng đây là kết quả không đáng tin cậy. Những phương pháp đánh giá như vậy được giới CNTT Việt
Ông Đường còn cho biết, đã chất vấn thêm BSA về về việc những số liệu của cơ quan nhà nước cung cấp, hay trong cơ quan Chính phủ cũng đã sử dụng nhiều phần mềm có bản quyền, tại sao tỷ lệ vẫn luôn luôn giữ như vậy trong 3 năm vừa qua? BSA trả lời họ có thuê 1 công ty lấy số liệu.
Trước vấn đề một nghiên cứu theo kiểu “bốc thuốc” để đưa ra con số vi phạm bản quyền của Việt Nam, bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TT&TT cho biết, “kết quả Việt Nam liên tục mấy năm liền tỷ lệ vi phạm vẫn 85% không phản ánh đúng thực tế. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với Hội tin học Việt Nam có ý kiến phản hồi lại về vấn đề này, trước khi BSA họp báo công bố vào ngày 11/5 này”.
Nguồn "ICTnews"