Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp khởi nghiệp

 Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã dành cho chương trình Sở hữu trí tuệ và cuộc sống VTV2 bài trả lời phỏng vấn về vấn đề sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp khởi nghiệp.

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

 

1.  Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường viện lý do rằng họ mới khởi nghiệp, nguồn lực vừa thiếu lại vừa yếu, bên cạnh đó họ phải dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, trong khi bảo hộ tài sản trí tuệ là việc chưa làm cũng chưa chết ngay được. Luật sư nghĩ sao về điều này?

Trả lời:

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Có rất nhiều lý do, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.  

Thứ nhất, có thể xuất phát từ quan điểm kinh doanh, đường lối phát triển doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xác định rằng trong giai đoạn khởi nghiệp, họ chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, lập kế hoạch marketing, bán hàng mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.

Thứ hai, nhận thức và nguồn cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp - những nhân tố rất cần quan tâm đến vấn đề này.

Thứ ba, giá trị của quyền SHTT thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của quyền SHTT cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức. 

Bất kể doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì thì chắc chắn là doanh nghiệp đã và đang sử dụng và tạo ra rất nhiều tài sản trí tuệ. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền SHTT của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này

 

2.Không quan tâm đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp phải những bất lợi gì thưa luật sư?

Trả lời:

Việc không chú trọng vào vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có khả năng đặt doanh nghiệp vào những rủi ro cũng như bất lợi nghiêm trọng.

Rủi ro thứ nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt là việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, doanh nghiệp khác. Chẳng hạn ngay trong quá trình đặt tên cho doanh nghiệp hoặc sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp, nếu doanh nghiệp không có kiến thức về SHTT thì có thể họ sẽ chọn phải một cái tên mà đơn vị khác đã được bảo hộ.

Sử dụng tên gọi như vậy họ đã vô tình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác, mất thời gian, chi phí để tạo dựng uy tín cho người khác và cái họ nhận lại là không có gì và thậm chí không may thì họ còn có thể bị dính vào kiện tụng.

Một bất lợi nữa mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải là bị các doanh nghiệp khác xâm phạm tài sản trí tuệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của mình.

Do đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm hiểu, sử dụng hiệu quả công cụ này để bảo vệ thương hiệu mà mình bỏ công gây dựng, tránh để tình trạng bị xâm phạm và mình không đủ cơ sở pháp lý để tự bảo vệ mình.

 

3. Luật sư có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp để họ có thể bảo vệ tốt tài sản trí tuệ của mình?

Trả lời:

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải hiểu được sở hữu trí tuệ là gì và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi nhận thức đầy đủ giá trị sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp cần ngay lập tức quyết định vấn đề đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, ​​nhãn hiệu, … nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn cản người khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.

Tiếp theo đó, doanh nghiệp cũng cần nắm được các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, qua đó vừa có thể tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, tránh các hành vi vi phạm pháp luật trong sở hữu trí tuệ, vừa có thể tự bảo vệ mình, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các đơn vị, doanh nghiệp khác.

Trường hợp có điều kiện, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc lựa chọn các đối tác là các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ uy tín để tiến hành hợp tác. Các đơn vị này sẽ thay mặt khách hàng của họ làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở Giấy ủy quyền của khách hàng.

Theo đó, khi hợp tác với các đơn vị này, doanh nghiệp sẽ không phải bỏ công tự mình làm việc với cơ quan nhà nước về vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, nhờ vậy có thể tập trung công sức, nguồn lực vào các hoạt động khác của công ty.

Xin cám ơn luật sư




         

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Nhập khẩu song song là gì

Câu hỏi:  Nhập khẩu song song là gì? Trả lời. Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do