Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP

Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP

Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP: Quy định chung, Hợp tác, dối tượng của sở hữu trí tuệ

CHƯƠNG 18

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục A: Quy định chung

Điều 18.1: Định nghĩa

1. Trong Chương này:

Công ước Berne là Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971;

Hiệp ước Budapest là Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế về việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm phục vụ thủ tục về bằng sáng chế (1977), sửa đổi năm 1980;

Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng là Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng (WT/MIN(01)/DEC/2), thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2001;

chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để nhận biết một mặt hàng có xuất xứ tại lãnh thổ của một Bên, hoặc một vùng hoặc địa phương trong lãnh thổ đó, mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của mặt hàng đó chủ yếu do xuất xứ địa lý tạo nên;

sở hữu trí tuệ là các đối tượng sở hữu trí tuệ quy định từ Mục 1 đến Mục 7 Phần II của Hiệp định TRIPS;

Nghị định thư Madrid là Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989;

Công ước Paris là Công ước Paris về bảo hộ công nghiệp, sửa đổi tại Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967;

cuộc biểu diễn là một cuộc biểu diễn được định hình trong một bản ghi âm, trừ khi có quy định khác; đối với quyền tác giả và quyền liên quan, quyền cho phép hoặc cấm đề cập đến các quyền độc quyền;

Hiệp ước Singapore là Hiệp ước Singapore về Luật Nhãn hiệu, tại Singapore ngày 27 tháng 3 năm 2006;

UPOV 1991 là Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới, được sửa đổi tại Geneva ngày 19 tháng 3 năm 1991;

WCT là Hiệp ước WIPO về quyền tác giả, tại Geneva ngày 20 tháng 12 năm 1996;

WIPO là Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới;

Nhằm giải thích rõ hơn, tác phẩmbao gồm tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh và chương trình máy tính; và

WPPT  Hiệp ước WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, tại Geneva ngày 20 tháng 12 năm 1996.

2. Trong phạm vi Điều 18.8 (Đối xử quốc gia), Điều 18,31 (a) (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và Điều 18.62.1 (Quyền liên quan):

công dân, đối với các quyền liên quan, là một người của một Bên có thể đáp ứng các tiêu chí để được hưởng sự bảo hộ quy định trong các hiệp định được liệt kê tại Điều 18.7 (Hiệp định quốc tế) hay Hiệp định TRIPS.

Điều 18.2: Mục tiêu

Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vào việc tạo thuận lợi qua lại của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, có lợi cho phúc lợi kinh tế xã hội, và tạo ra cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.

Điều 18.3: Nguyên tắc

1. Các bên có thể xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp của mình nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng, thúc đẩy các lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có vai trò tối quan trọng đối với phát triển công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội của nước mình, với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với các quy định của Chương này.

2. Các biện pháp thích hợp cần thiết, miễn là chúng phù hợp với các quy định của Chương này, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu hay việc sử dụng các biện pháp không cần thiết nhằm hạn chế thương mại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển giao công nghệ quốc tế.

Điều 18.4: Thỏa thuận trong Chương này

Khi xem xét các mục tiêu chính sách cơ bản của các hệ thống quốc gia, các Bên công nhận sự cần thiết để:

(a)       thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo;

(b)       tạo điều kiện cho việc truyền bá thông tin, kiến thức, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật; và

(c)       thúc đẩy cạnh tranh và mở cửa thị trường hiệu quả;

thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và công bằng, và có tính đến lợi ích của các nhà đầu tư liên quan, bao gồm cả chủ sở hữu quyền, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng và công chúng.

Điều 18.5: Bản chất và phạm vi của các nghĩa vụ

Mỗi Bên phải thi hành các quy định của Chương này.  Một Bên có thể, nhưng không có nghĩa vụ, quy định một phạm vi bảo hộ hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật của mình rộng hơn so với yêu cầu của Chương này, miễn là sự bảo hộ và thực thi đó không trái với các quy định của Chương này. Mỗi Bên sẽ được tự do quyết định phương pháp thích hợp cho việc thực hiện các quy định của Chương này trong phạm vi hệ thống pháp luật và thông lệ của mình.

Điều 18.6: Thỏa thuận về một số biện pháp y tế công cộng

1. Các Bên khẳng định cam kết của mình đối với Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng.  Đặc biệt, các bên đã đạt được những thỏa thuận sau đây liên quan đến chương này:

(a)       Các nghĩa vụ quy định tại Chương này không và không nên ngăn cản một Bên thực hiện biện pháp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo đó, khi nhắc lại cam kết của mình trong Chương này, các Bên khẳng định rằng chương này có thể và nên được hiểu và thực hiện nhằm mục đích ủng hộ quyền của mỗi Bên trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là thúc đẩy việc tiếp cận thuốc của người dân. Mỗi thành viên đều có quyền xác định thế nào là một tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống cực kỳ khẩn cấp khác, trong đó khủng hoảng y tế công cộng, bao gồm cả những trường hợp liên quan đến HIV / AIDS, bệnh lao, sốt rét và các bệnh dịch khác, có thể tiêu biểu cho một trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống cực kỳ khẩn cấp khác.

(b)      Nhằm công nhận cam kết về việc tiếp cận thuốc theo Quyết định của Đại Hội Đồng ngày 30 tháng 8 năm 2003 về việc thực hiện khoản Sáu của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng (WT/L/540) và tuyên bố của Chủ tịch Đại Hội Đồng WTO kèm theo Quyết định (JOB(03)/177,WT/GC/M/82), cũng như Quyết định về việc sửa đổi Hiệp định TRIPS, được Đại Hội Đồng thông qua ngày 06 Tháng 12 năm 2005, và tuyên bố của Chủ tịch Đại Hội Đồng WTO kèm theo Quyết định (WT/GC/M/100) (gọi chung là "TRIPS/giải pháp y tế"), chương này không và không nên ngăn chặn việc áp dụng hiệu quả TRIPS/giải pháp y tế.  

(c)     Đối với những vấn đề nói trên, nếu bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định TRIPS bị bãi bỏ hoặc sửa đổi, và việc một Bên áp dụng một biện pháp phù hợp với việc bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản đó là trái với các nghĩa vụ quy định tại Chương này, các Bên sẽ lập tức tham vấn nhằm sửa đổi Chương này cho phù hợp với việc bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của TRIPS.

2. Mỗi Bên phải thông báo việc chấp thuận Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS thực hiện tại Geneva vào ngày 06 tháng 12 2005 cho WTO.

Điều 18.7: Thỏa thuận quốc tế

1. Mỗi Bên khẳng định rằng mình đã phê chuẩn hoặc tham gia các hiệp định sau:

            (a) Hiệp ước Hợp tác về bằng sáng chế, sửa đổi bổ sung ngày 28 tháng 9 năm 1979;

(b) Công ước Paris; và

(c) Công ước Berne.

2.  Mỗi Bên phải phê chuẩn hoặc tham gia vào từng thỏa thuận sau đây (nếu chưa tham gia) trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đối với các Bên liên quan:

(a) Nghị định thư Madrid;

(b) Hiệp ước Budapest;

(c) Hiệp ước Singapore;1  

(d) UPOV 1991;2

(e) WCT; và

(f) WPPT.

Điều 18.8: Nguyên tắc đối xử quốc gia

1. Đối với tất cả đối tượng tài sản trí tuệ trong chương này,3 quy định về bảo hộ4 quyền sở hữu trí tuệ của một Bên áp dụng đối với công dân của các Bên khác không được kém thuận lợi hơn quy định áp dụng đối với công dân của nước mình.

2. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng lại của bản ghi âm bằng các thiết bị truyền thông analog, phát thanh miễn phí, và các hình thức truyền thông không tương tác khác đến công chúng, một Bên có thể hạn chế quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất của một Bên khác trong phạm vi các quyền mà pháp luật của Bên kia cho phép đối với công dân nước mình.

3.  Một Bên có thể không thực hiện quy định tại khoản 1 liên quan đến thủ tục tư pháp và hành chính của mình, trong đó có yêu cầu công dân của Bên kia chỉ định một địa chỉ giao dịch trong lãnh thổ của mình, hoặc chỉ định một đại lý trong lãnh thổ của mình, với điều kiện:

(a) việc không tuân thủ trên cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các quy định mà không trái với Chương này; và

(b) nếu không làm vậy thì sẽ tạo nên một sự hạn chế trá hình đối với thương mại.

4. Khoản 1 không áp dụng cho các thủ tục quy định trong các hiệp định đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc mua lại hoặc duy trì quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 18.9: Sự minh bạch

1. Nhằm thực hiện Điều 26.2 (Xuất bản) và 18.73.1 (Thực thi quyền sở hữu trí tuệ), mỗi Bên phải nỗ lực để đăng tải luật, quy định, thủ tục và quy định hành chính áp dụng chung liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mình trên Internet.

2. Mỗi Bên, tùy thuộc vào pháp luật của mình, phải nỗ lực đăng tải các thông tin được công bố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, bằng sáng chế và quyền đối với giống cây trồng, trên Internet.

3. Mỗi Bên, tùy thuộc vào pháp luật của mình, phải nỗ lực đăng tải các thông tin được công bố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, bằng sáng chế và quyền đối với giống cây trồng trên Internet đã được đăng ký hay cấp phép một cách đầy đủ nhằm giúp công chúng làm quen với các đối tượng đó.

Điều 18.10: Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây

1. Trừ trường hợp có quy định khác, bao gồm cả trong Điều 18.64 (Áp dụng Điều 18 Công ước Berne và Điều 14.6 Hiệp định TRIPS), Chương này làm phát sinh các nghĩa vụ đối với tất cả các vấn đề hiện có tại thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này được bảo hộ trong lãnh thổ của Bên yêu cầu bảo hộ vào cùng thời điểm, hoặc để đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo Chương này.

2. Trừ trường hợp quy định tại Điều 18.64 (Áp dụng Điều 18 Công ước Berne và Điều 14.6 Hiệp định TRIPS), một Bên không bị yêu cầu để khôi phục việc bảo hộ đối với các vấn đề thuộc tài sản sở hữu trí tuệ công cộng trong lãnh thổ của mình kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

3. Chương này không làm phát sinh các nghĩa vụ đối với các hành vi xảy ra trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

Điều 18.11: Lạm dụng quyền SHTT

Hiệp định này không có điều khoản nào không cho phép một Bên xác định việc có sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hay không hoặc dưới điều kiện nào theo hệ thống pháp luật của mình.8

Mục B: Hợp tác

Điều 18.12: Đầu mối liên lạc cho hợp tác

Nhằm thực hiện Điều 21.3 (Đầu mối liên lạc cho hợp tác và xây dựng năng lực), mỗi Bên có thể chỉ định một hoặc nhiều đầu mối liên lạc và gửi thông báo theo Điều 27.5.2 (Đầu mối liên lạc) cho các mục đích hợp tác trong phần này.

Điều 18.13: Hoạt động hợp tác và các bước chủ động

Các Bên nỗ lực hợp tác trong các vấn đề quy định tại chương này, chẳng hạn thông qua phối hợp, đào tạo và trao đổi thông tin giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ tương ứng của các Bên hoặc các tổ chức khác theo quyết định của mỗi Bên. Phạm vi của hợp tác có thể bao gồm:

(a) xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế;

(b) hệ thống quản lý và đăng ký sở hữu trí tuệ;

(c) giáo dục và nâng cao nhận thức liên quan đến sở hữu trí tuệ;

(d) các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến:

(i) các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(ii) các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới; và

(iii) tạo ra, chuyển giao, và phổ biến công nghệ.

(e) các chính sách liên quan đến việc sử dụng tài sản trí tuệ để nghiên cứu, đổi mới và tăng trưởng kinh tế;

(f) thực hiện các hiệp định sở hữu trí tuệ đa phương như những hiệp định được ký kết hoặc ban hành dưới sự bảo trợ của WIPO; và

(g) hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

Điều 18.14: Hợp tác về bằng sáng chế/chia sẻ công việc

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hệ thống đăng ký bằng sáng chế của mình và đơn giản hóa thủ tục và quy trình cấp bằng sáng chế vì lợi ích của tất cả người dùng và công chúng.

2. Nhằm thực hiện khoản 1, các Bên sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan cấp bằng sáng chế của mình để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ và sử dụng kết quả tìm kiếm và kiểm tra của các bên khác.   Điều này có thể bao gồm:

(a) công bố kết quả tìm kiếm và kiểm tra cho cơ quan cấp bằng sáng chế của các bên khác;9

(b) trao đổi các thông tin về hệ thống đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng liên quan để kiểm tra bằng sáng chế.

3. Để giảm bớt sự phức tạp và chi phí xin cấp bằng sáng chế, các Bên sẽ nỗ lực hợp tác để giảm bớt sự khác biệt trong các thủ tục và quy trình của cơ quan cấp bằng sáng chế của mình.

4. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của việc xem xét kỹ lưỡng việc phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước về Luật sáng chế, tại Geneva ngày 1 tháng 6 năm 2000; hoặc việc áp dụng hoặc duy trì các thủ tục tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của Hiệp ước Luật sáng chế.

Điều 18.15: Tài sản sở hữu trí tuệ công cộng

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của hệ thống tài sản sở hữu trí tuệ công cộng phong phú và dễ tiếp cận.

2.  Các bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của thông tin, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký có thể được truy cập công khai nhằm hỗ trợ việc xác định các vấn đề liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ công cộng.

Điều 18.16: Hợp tác trong các lĩnh vực tri thức truyền thống

1. Các Bên thừa nhận sự liên quan của hệ thống sở hữu trí tuệ và tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen với nhau, khi mà tri thức truyền thống liên quan đến các hệ thống sở hữu trí tuệ.

2. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ hoặc các tổ chức khác có liên quan để nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề kết nối với tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen, và các nguồn tài gen.

3. Các Bên sẽ nỗ lực để thực hiện việc kiểm tra chất lượng bằng sáng chế. Điều này có thể bao gồm:

(a)   khi xác định tác phẩm gốc, thông tin sẵn có trong tài liệu liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen có thể được xem xét;

(b)   một cơ hội cho các bên thứ ba trích dẫn bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền các tác phẩm gốc mà có thể được bằng sáng chế, bao gồm các tác phẩm gốc trước đây liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen;

(c)   việc sử dụng các cơ sở dữ liệu hoặc thư viện số có chứa tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen khi thích hợp và phù hợp; và

(d)   hợp tác trong việc đào tạo giám định viên bằng sáng chế trong việc xem xét đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến tri  thức truyền thống gắn với các nguồn gen.

Điều 18.17: Hợp tác theo yêu cầu

Hoạt động hợp tác và các bước chủ động được thực hiện theo Chương này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên, và theo yêu cầu và các điều khoản thoả thuận giữa các bên liên quan.

Mục C: Nhãn hiệu

Điều 18.18: Các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu

Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần. Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Một Bên có thể đòi hỏi một mô tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả hai nếu có thể.

Điều 18.19: Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Mỗi Bên quy định rằng nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Một Bên không bắt buộc phải có quy định riêng về nhãn hiệu chứng nhận trong hệ thống pháp luật của mình, miễn là các nhãn hiệu đó được bảo hộ. Mỗi Bên quy định rằng các dấu hiệu có thể được xem như chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ trong hệ thống nhãn hiệu của mình.10

Điều 18.20: Dấu hiệu giống hệt hoặc tương tự

Mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng người sở hữu của một nhãn hiệu được đăng ký có quyền ngăn không cho các bên thứ ba sử dụng các dấu hiệu giống hệt hoặc tương tự trong quá trình thương mại nếu không được phép của chủ sở hữu (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý tiếp theo)11,12cho hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến những hàng hóa hoặc dịch vụ có đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu, nếu việc sử dụng chúng có khả năng gây ra nhầm lẫn.Trong trường hợp sử dụng cùng một dấu hiệu cho hàng hóa, dịch vụ giống hệt nhau thì khả năng nhầm lẫn sẽ được giả định.

Điều 18.21: Ngoại lệ

Mỗi Bên có thể cho phép một số trường hợp ngoại lệ đối với các quyền từ nhãn hiệu, chẳng hạn như việc sử dụng hợp lý các thuật ngữ mô tả, với điều kiện những ngoại lệ đó có xét đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của các bên thứ ba.

Điều 18.22: Nhãn hiệu nổi tiếng

1. Không Bên nào được áp đặt điều kiện để một nhãn hiệu được xác định là nổi tiếng là nó phải được đăng ký trong nước đó hay trong một nước nào khác, phải có trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc được công nhận trước là một nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Điều 6bis của Công ước Paris(Nhãn hiệu,13) và những văn bản sửa đổi được áp dụng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ không giống hệt hoặc tương tự với những hàng hóa dịch vụ được nhận diện bởi một nhãn hiệu nổi tiếng,13dù đã đăng ký hay chưa, miễn là việc sử dụng nhãn hiệu đó trong mối liên hệ với những hàng hóa hoặc dịch vụ đó sẽ chỉ ra sự kết nối giữa những hàng hóa, dịch vụ này và chủ sở hữu của nhãn hiệu, và với điều kiện là quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đó.

3. Mỗi Bên thừa nhận tầm quan trọng của Khuyến nghị chung về quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (1999) được thông qua bởi Hội đồng Liên hiệp Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Đại hội đồng WIPO tại Ba mươi tư cuộc họp của các nước thành viên của WIPO từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1999.

4. Mỗi Bên sẽ ban hành quy định về các biện pháp thích hợp để từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký và cấm việc sử dụng nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng14cho hàng hoá hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã nổi tiếng từ trước. Một Bên cũng có thể quy định các biện pháp đó cùng với các biện pháp khác trong các trường hợp nhãn hiệu tiếp theo dễ bị gian lận.

Điều 18.23: Thủ tục kiểm tra, phản đối và hủy bỏ

Mỗi Bên sẽ thiết lập một hệ thống cho việc kiểm tra và đăng ký các nhãn hiệu bao gồm các vấn đề sau:

(a) thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn hoặc thông báo điện tử về lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu;

(b) cho phép người nộp đơn phản hồi các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại quyết định từ chối lần đầu, hoặc khiếu nại quyết định từ chối đăng ký nhãn hiệu cuối cùng theo thủ tục tố tụng;

(c) cho phép khiếu nại việc đăng ký một nhãn hiệu hoặc đề nghị hủy bỏ15một nhãn hiệu; và

(d) đòi hỏi các quyết định hành chính trong thủ tục khiếu nại và huỷ bỏ được giải thích bằng văn bản. Quyết định bằng văn bản có thể được cung cấp dưới dạng điện tử.

Điều 18.24. Hệ thống quản lý nhãn hiệu điện tử

Mỗi Bên sẽ thiết lập:

(a) một hệ thống điện tử phục vụ cho việc đăng ký và duy trì nhãn hiệu; và

(b) hệ thống thông tin điện tử công khai, bao gồm một cơ sở dữ liệu trực tuyến các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu đã đăng ký.

Điều 18.25: Phân loại hàng hóa và dịch vụ

Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì một hệ thống phân loại nhãn hiệu phù hợp với Hiệp định Nice về Phân loại hàng hoá và dịch vụ quốc tế phục vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (sau đây gọi là phân loại theo Nice) tại Nice, ngày 15 tháng 6 năm 1957, đã được sửa đổi, bổ sung.    Mỗi Bên phải quy định:

(a) việc đăng ký và công bố các đơn đăng ký theo tên hàng hóa và dịch vụ, phân thành các nhóm theo quy định của Nice;16

(b) hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không được coi là tương tự như nhau dù được xếp vào cùng một nhóm theo Hiệp định Nice khi đăng ký hoặc phát hành. Ngược lại, mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không được coi là không giống nhau dù được xếp vào các nhóm khác nhau theo Hiệp định Nice khi đăng ký hoặc phát hành.

Điều 18.26: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng thời hạn khi đăng ký ban đầu và mỗi lần gia hạn nhãn hiệu sẽ không dưới 10 năm.

Điều 18.27: Không sao chép giấy phép

Không Bên nào được yêu cầu việc sao chép giấy phép nhãn hiệu:

(a)   để thiết lập tính hợp lệ của giấy phép; hoặc

(b)   xem như một điều kiện để sử dụng nhãn hiệu theo một giấy phép, hoặc để được xem như được sử dụng bởi chủ sở hữu trong thủ tục liên quan đến việc sở hữu, duy trì và thực thi nhãn hiệu.

Điều 18.28: Tên miền

1. Khi kết nối với hệ thống của mỗi Bên để quản lý tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của nước đó:

(a) một thủ tục thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp dựa vào hoặc mô phỏng theo các nguyên tắc được theo chính sách giải quyết tranh chấp tên miền, theo phê duyệt của Tổng công ty Internet cho tên miền và số (ICANN), hoặc:

(i)             được thiết kế để giải quyết tranh chấp nhanh chóng và với chi phí thấp;

(ii)            công bằng;

(iii) không quá nặng nề, và

(iv) không loại trừ sự can thiệp của tòa; và

(b) một cơ sở dữ liệu trực tuyến công cộng đáng tin cậy và chính xác gồm thông tin liên quan đến người đăng ký tên miền; sẽ được thiết lập theo quy định pháp luật của mỗi nước và chính sách quản lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư (nếu có).

2. Khi kết nối với hệ thống của mỗi Bên để quản lý tên miền ccTLD, biện pháp khắc phục thích hợp17 sẽ được áp dụng, ít nhất là trong trường hợp khi người đăng ký hoặc nắm giữ một tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Xem đầy đủ: Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP  Dowload tai lieu

Nguồn Thuvienphapluat.vn

» Có biến thách thức thành cơ hội của Sở hữu trí tuệ trong TPP

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan