Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy

Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy

Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy

Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy.

Ở Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền, vi phạm quyền tác giả đang là một vấn đề hết sức nhức nhối.

In phao thi từ sách giáo khoa để bán cho học sinh, sinh viên, hành vi vi phạm điều 25 của luật sở hữu trí tuệ, phổ biến ở các cửa hàng photocopy

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có các bộ luật để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, tuy nhiên hiện tượng các cá nhân, tập thể vô tình hoặc cố ý lợi dụng những kẽ hở trong luật để chuộc lợi vẫn diễn ra phổ biến.Trong lĩnh vực in ấn, xuất bản, dễ nhận thấy nhất là hiện tượng photocopy các ấn phẩm, tác phẩm, sách in một cách tràn lan mà không được sự đồng ý của tác giả, rồi sử dụng vào mục đích kinh doanh. Từ trước đến nay, chúng ta hầu như chỉ để tâm đến người sao chép tác phẩm để sử dụng mà quên đi rằng chính những cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy mới là những người vi phạm bản quyền tác giả một cách chuyên nghiệp.



Chỉ quan tâm photo mấy trang mấy bản

Để độc giả thấy được thực trạng phootocopy tài liệu tràn lan vi phạm bản quyền, quyền, người viết đã mang theo 3 cuốn sách in có trang cảnh báo bản quyền đến các cửa hàng photocopy. Mặc dù đã cố ý chỉ photo bìa sách, lời nói đầu và trang cảnh báo bản quyền để người photocopy thấy, tuy nhiên,  tất cả các cửa hàng photocopy đều chỉ có chung một câu hỏi : “ Photo mấy bản ?”. Đây dường như là một thực trạng chung ở hầu khắp các cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, số lượng cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy lên đến hàng nghìn. Các cửa hàng này tập trung chủ yếu ở trước cổng các trường đại học, trường cấp  hai cấp ba, gần các cơ quan công sở. Khảo sát một vòng quanh nhiều trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, gần kề mỗi trường thường có khoảng 5 đến 6 cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy.

Tình trạng học sinh, sinh viên, giảng viên in sao tài liệu để học tập nghiên cứu diễn ra tràn lan. Theo điểm a, đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam quy định: “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã không bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

a: Tự sao chép một bản nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu học tập của cá nhân

đ: Sao chép tác phẩm để lưu trữ thư viện với mục đích nghiên cứu.

Nếu xét theo điểm a, đ nói trên, tình trạnh học sinh, sinh viên giảng viên...ra các cửa hàng photocopy để sao chép một bản một hoặc một phẩn tác phẩm nhằm mục đích học tập nghiên cứu là không vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên trên thực tế, việc sinh viên, giảng viên photocopy nhiều bản rồi phát cho các học viên, sinh viên khác diễn ra hàng ngày tại các cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy.

Ngược lại, chủ cửa hàng photocopy là người vi phạm thường xuyên liên tục. Bởi họ là người trực tiếp thực hiện hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả. Họ photocopy nhiều bản, với mục đích kinh doanh. Nhìn bề ngoài, bấy lâu chúng ta chỉ nghĩ đơn thuần những người kinh doanh này chỉ bán dịch vụ photocoy hay gọi là “sao chép thuê”. Nhưng trên thực tế, giá bán bản sao  photocopy được các chủ cửa hàng tính bằng tổng giá bán : dịch vụ + giấy + mực – những yếu tố để sản xuất ra bản sao tác phẩm. Như vậy,  họ là người đã xâm phạm bản quyền tác giả, vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.

Tác giả là người thiệt thòi

Có lẽ từ trước đến nay, ngoài những vụ xử phạt in ấn, sao chép giấy tờ giả, văn bằng giả thì hầu như chúng ta chưa thấy một tổ chức, cá nhân nào kinh doanh dịch vụ photocopy bị xử phạt về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Nhưng nếu có mặt ở các cửa hàng photocoy, chúng ta sẽ thấy, hầu như cửa hàng nào, ngày nào cũng vi phạm. Đặc biệt nhiều cửa hàng photocopy gần trường học còn sao chép sẵn các cuốn giáo trình để bán cho học sinh, sinh viên ôn thi.

Luật Sở hữu trí tuệ  Quy định tại điều 28 về hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó đáng chú ý là khoản 10 đã đề cập đến hành vi  nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Nếu xét theo trường hợp cụ thể thì hành vi photocopy các tác phẩm mà cụ thể là bản in, sách giáo khoa một cách tràn lan của các tập thể, cá nhân kinh doanh dịch vụ photocopy là hành  xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Bởi họ chính là những người vi phạm một cách thường xuyên, liên tục, xâm phạm đến bản quyền tác giả của chỉ một mà còn của nhiều người. Họ là những người cố ý vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực kinh doanh để nhằm trục lợi.

Theo quy định của pháp luật, ngoài việc cần được sự cho phép của tác giả thì họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút. Ngoài ra, việc nhân bản, sao chép tác phẩm một cách tràn lan của những hộ kinh doanh này cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc phát hành, xuất bản tác phẩm của tác giả.

Trên thực tế, việc thực hiện luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền tác giả ở nước ta khi đưa vào áp dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta còn khó khăn. Việc nhiều người dân chưa hiểu, chưa nắm hết nội dung của luật nên nhiều trường hợp vi phạm luật mà không biết. Ngoài ra thủ tục đăng kí tác quyền, bản quyền,...còn nhiều thủ tục rườm rà khiến nhiều tác giả cũng không mặn mà với việc bảo vệ tác phẩm của mình. Thậm chí, chính nhiều tác giả cũng chưa nắm hết được những nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ./.

Theo An Du

» Quyền tác giả bị xâm phạm trong lĩnh vực photocopy

»

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

SOS bản quyền nhạc Trịnh!

Theo cảm nhận của nhạc sĩ Phó Đức Phương, bản quyền nhạc Trịnh một năm có thể lên tới hàng tỉ đồng, đạt mức thu