Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 1420 lượt xem Đăng ngày 27/10/2021
Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại Việt Nam

SBLAW giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Thanh Hà về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại Việt Nam.

 

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo, sản xuất thông minh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, bên cạnh thị trường truyền thống, hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều trong môi trường thương mại điện tử.

Môi trường thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích, giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, hấp dẫn doanh nghiệp, nhưng môi trường kinh doanh này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ. 

Ngày nay, với nền kinh tế số điển hình là các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, điều này đã tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức bày bán các sản phẩm hay dịch vụ trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ và quyền cấp giấy phép sử dụng, ví dụ như băng nhạc, phim ảnh, phần mềm, bản vẽ thiết kế, giáo trình đào tạo, … Bản chất mỗi tài sản sở hữu trí tuệ là một tài sản mà chủ sở hữu có thể buôn bán, trao đổi với người khác dưới dạng bằng sáng chế (patent) hay cấp giấy phép sử dụng (license) mà không cần kèm theo hàng hóa hay dịch vụ hữu hình. Trong nhiều trường hợp tài sản sở hữu trí tuệ là thành phần giá trị chính của việc giao dịch.

Trong nền thương mại điện tử chúng ta có những công ty dịch vụ Internet cung cấp phần mềm, mạng lưới, chip vi mạch, đường truyền, bộ chuyển mạch… và những công ty khai thác Internet vào mục đích thương mại thể hiện trên mỗi thương hiệu trực tuyến. Có thể nói, bản thân các tài sản sở hữu trí tuệ là đối tượng giao dịch của thương mại điện tử, vì vậy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc bảo đảm an toàn cho các hoạt động thương mại điện tử. Bất cứ hình thức xâm phạm nào đến các quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đều làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về mặt lợi ích.

 Trong điều kiện nền kinh tế thương mại ngày càng phát triển, cùng với sự gia nhập WTO và việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương với các nước và các khối, Việt Nam đã chấp nhận bộ Tiêu chuẩn thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là TRIPs. Với những bước tiến như vậy, chắc chắn tiềm năng giao thương dựa trên nền tảng thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển vượt bậc, đồng nghĩa với việc những thách thức đặt ra cho Việt Nam đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ngày càng lớn.

Thách thức về khâu xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử

Thực tế, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử có thể chia làm ba dạng hành vi: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử, cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới tên miền, quảng cáo hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có thể xác định được hành vi xâm phạm, nhưng việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không đơn giản do hiện còn một số khó khăn, vướng mắc.

Điển hình như hành vi vi phạm quyền tác giả, do đặc tính vô hình của quyền tác giả, trong khi đó phạm vi của Internet là vô hạn nên các trang web thường xuyên đưa những ấn phẩm, sách báo, truyện, phim ảnh, … lên mạng Internet để giao bán dù không được cho phép của chủ thể. Đối với những sản phẩm mang quyền sở hữu công nghiệp cũng tương tự như vậy.

Cái khó ở đây đó là khó xác định tổ chức, cá nhân vi phạm; khó khăn trong thu thập chứng cứ, xác định giá trị hàng hóa xâm phạm; … Rất nhiều trường hợp các cơ quan chức năng nhận được thông tin, đến địa điểm được quảng cáo trên mạng thì không tìm thấy. Bởi lẽ thương mại điện tử là một thị trường quá mở, điều đó khiến người tham gia cũng khó có thể phân biệt đâu là đối tượng giả đối tượng thật, đâu là thông tin chính gốc đâu là thông tin làm nhái. Nó chính là kẽ hỡ cho các đối tượng vi phạm bản quyền và tác quyền, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp mà nhiều nhất đó là nhãn hiệu và tên thương mại.

Thách thức về nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Có một thực tế là nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch thương mại điện tử về quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Một trong những vụ việc thực tiễn nổi tiếng như một lời cảnh tỉnh đầu tiên cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, đó là vụ tranh chấp tên miền của ông lớn thương hiệu Cà phê Trung Nguyên những năm đầu 2000.

Cụ thể, khi Cà phê Trung Nguyên đăng ký tên miền trungnguyen.com.au tại Australia thì tên miền này đã được một doanh nghiệp cà phê khác tại Việt Nam đăng ký để bán cà phê. Truy cập vào địa chỉ trên dẫn đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm mang thương hiệu Highlands coffee của Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái đặt trụ sở tại Việt Nam. Vụ tranh chấp nổi tiếng của một trong những thương hiệu cà phê bậc nhất ở Việt Nam đã khiến các doanh nghiệp tỉnh ngộ, nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.

Trước vụ việc này và thậm chí cho đến nay, vẫn còn khá nhiều tổ chức, cá nhân doanh nghiệp chưa nhìn thấy tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, thương hiệu, tên miền của mình trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Sự chủ quan đã khiến rất nhiều doanh nghiệp lao đao vì thương hiệu của mình bị người khác bắt chước, rồi tiếp sau đó là những kiện tụng kéo dài tốn thời gian, tốn chi phí trong khi thực tế là các doanh nghiệp có thể phòng ngay từ đầu.

 Thách thức về sự lạc hậu, chồng chéo của chính sách pháp luật Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được ban hành từ năm 2005, tuy không thể phủ nhận về giá trị thực tiễn cao cũng như khả năng bao quát của các quy định, nhưng rõ ràng thương mại điện tử là một ngành mới, luật được ban hành từ 15 năm trước chắc chắn có những quy định đã không còn phù hợp và theo kịp.

Trong thực tế, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các Bộ, ngành chức năng đã và đang có những nỗ lực trong việc phòng, chống các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ cũng như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử. Điển hình như Nghị định số 99/2013/NĐ-CP có Điều 10 quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền trên Internet; ngoài ra còn có Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin Truyền thông hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhưng có thể thấy rằng những văn bản là chưa đủ; dưới góc độ pháp lý cũng có nhiều vướng mắc khi mà chưa có những quy định chi tiết về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các chế tài chưa đủ sức răn đe.

Để khắc phục tình trạng trên, trước tiên, các cơ quan có thẩm quyền nói chung và Cục sở hữu trí tuệ nói chung cần đề xuất, bổ sung quy định pháp luật về sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử, bổ sung quy định pháp luật coi thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường mạng lưới Internet như ở môi trường thực, bổ sung các chế tài thực thi trong môi trường giao dịch điện tử, …

Thứ hai, việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia giao dịch thương mại điện tử là rất quan trọng. Cần khuyến cáo nếu phát hiện trường hợp người sử dụng mạng có hành vi vi phạm thông qua dịch vụ mạng, chủ sở hữu quyền có quyền thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ Internet và đề xuất các biện pháp khắc phục cần thiết như xóa bỏ, hạn chế truy cập hoặc ngắt kết nối, … Nâng cao năng lực của cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiệu quả và tích cực nhất.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách pháp luật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới và hoàn thiện các quy định để sao cho phù hợp với thực tiễn. Có thể tiếp thu, học hỏi các chính sách pháp luật của nước ngoài để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hạn chế những rủi ro và sẵn sàng đương đầu với thách thức trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử.

Ví dụ như về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản, một nước có nền kinh tế hàng đàu trên thế giới. Trước khi Hiệp Định các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade related to Intellecture Property Rights viết tắt là Hiệp định TRIPS) ra đời năm 1994, Chính phủ Nhật đã có các quy định về biện pháp biên giới trong Luật Hải quan năm 1954.

Tuy nhiên, biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của Nhật Bản được chú trọng hơn là kể từ sau 1994 khi Hiệp định TRIPS được ban hành. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến nay, các quy định của pháp luật Nhật Bản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới đã hoàn thiện theo hướng mở rộng thẩm quyền cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. 

Nhật Bản đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp biên giới cao hơn so với Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS không yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ áp dụng biên pháp biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, dưới quy đinh của Luật Hải quan Nhật Bản, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đều là đối tượng áp dụng của biện pháp biên giới.

Mặt khác, Hiệp định TRIPS chỉ quy định áp dụng biện pháp biên giới đối với đối tượng là nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả. Trong khi đó pháp luật Nhật Bản mở rộng đối tượng bảo hộ đối với các loại đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với cây trồng, quyền sáng chế, chỉ dẫn địa lý hay kiểu dáng công nghiệp.

Các quy định về thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của pháp luật Nhật Bản hướng tính hiệu quả, khả thi và khuyến khích chủ thể quyền áp dụng biện pháp biên giới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp biên giới này đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu ở Nhật Bản trong cuộc chiến chống lại hàng giả và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giữ một tầm quan trọng trong vấn đề phát triển thị trường doanh nghiệp. Bởi rõ ràng thương mại điện tử đã tạo nên một thị trường “mở”, một thị trường toàn cầu nơi tất cả các đối tượng đều có thể tham gia giao dịch. Và nhất là khi ở thị trường này, thương hiệu, sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được công khai, nên việc làm giả, đạo nhái còn phổ biến và dễ dàng hơn cả ở ngoài thị trường sống. Điều này buộc các doanh nghiệp thương mại điện tử dù lớn hay nhỏ phải quan tâm thực hiện các thủ tục bảo hộ và động tác kiểm tra nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến thương hiệu, bản quyền, và việc ký kết các hợp đồng sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ.

 

 

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Trách nhiệm của các Kols trong việc quảng cáo
    57 lượt xem 19/04/2025

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    130 lượt xem 26/02/2025

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Bảo hộ thành công Sáng chế: Máy khử rung tim tự động dùng một lần
    288 lượt xem 26/02/2025

    CELLAED LIFE SAVER PTY LTD đã chính thức nhận bằng sáng chế số 40368 vào ngày 30/06/2023 cho giải pháp đột phá trong lĩnh vực thiết bị y tế – máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) cầm tay dùng một lần. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao khả...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    170 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    94 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
    54 lượt xem 04/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 là điều ước đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm hiện tại, nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, Hiệp định đã có 166 Quốc gia thành viên trên toàn thế...

    Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ trong luật Tổ chức Toà án Nhân dân (Sửa đổi)
    41 lượt xem 16/08/2024

    Mới đây, ngày 24 tháng 06 năm 2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (“TAND”) (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật sửa đổi tập trung vào những nội dung lớn như: quy định nội hàm quyền tư pháp (Điều 2); sửa đổi, bổ sung nhiệm...

    Ai là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với văn bản do máy tạo ra?
    30 lượt xem 14/03/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính xác, vì hầu hết pháp luật và quy định trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chính xác về ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Tại...

    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Lợi ích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    17 lượt xem 20/02/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống pháp luật, đảm bảo rằng sự sáng tạo và công bằng trong lĩnh vực kinh doanh được bảo tồn và khuyến khích. Bài viết này SBLAW sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa của việc bảo vệ...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    29 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
    12 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Dưới đây là bốn phương thức chính trong việc thực thi quyền...

    Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
    19 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc. Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của WIPO càng trở nên thiết yếu trong việc...

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ 
    20 lượt xem 15/10/2023

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, Cục Sở Hữu...

    Dịch vụ đăng ký Sở hữu trí tuệ
    744 lượt xem 02/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Trong vài năm gần đây, sở hữu trí tuệ đã trở thành một lĩnh vực thu hút sự quan tâm từ nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư...

    SBLAW là công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023
    157 lượt xem 02/09/2023

    Theo công bố mới nhất của Legal 500, Công ty luật SBLAW được xếp hạng là một trong những công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Sau đây là nội dung xếp hạng của Legal 500: SB LAW advises domestic and international clients on a range of trademark, patent, industrial...

    Các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ phổ biến
    18 lượt xem 12/06/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong các trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường gặp, chúng ta có thể chia thành hai loại chính: tranh chấp về quyền tác giả và tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Dưới đây SBLAW các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ thường xảy...

    0904.340.664