Quy định về đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ, bao gồm những sản phẩm và kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ của mình. Điều này bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, cũng như quyền đối với giống cây trồng (theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể liên quan đến việc sáng tạo, khai thác và sử dụng các sản phẩm trí tuệ.Theo Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Đối tượng quyền tác giả: Bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Các đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Gồm giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Quy định về đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ - Baohothuonghieu
Quy định về đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ

Phân loại Quyền Sở hữu trí tuệ

  • Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm mà họ đã sáng tạo hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả: Là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh mà họ đã sáng tạo hoặc sở hữu. Quyền này cũng bao gồm quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền đối với giống cây trồng: Là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với giống cây trồng mới mà họ đã chọn tạo, phát hiện hoặc phát triển và được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

Đối tượng của dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại.

Tất cả các đối tượng sở hữu trên là một phần tài sản trí tuệ mang tính độc lập tương đối trong tài sản trí tuệ, mà mục đích bảo hộ là khác nhau giới hạn và phạm vi bảo hộ.

Khi đăng ký bảo hộ cho đối tượng nào thì chỉ được bảo hộ cho đối tượng đó.

Video giới thiệu về luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch công ty Luật SBLaw. Trong video luật sư Nguyễn Thanh Hà chia sẻ về kinh nghiệm hành nghề luật sư và quản trị công ty luật tại Việt Nam, cách thức chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan