Quản trị thương hiệu hiệu quả thì bước đầu tiên là cần đăng ký nhãn hiệu
SBLAW trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW với phóng viên chương trình kinh doanh và pháp luật về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:
Phóng viên hỏi: Thưa Luật sư Hà, SHTT là một loại tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, dường như các doanh nghiệp Việt chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này, thưa Ông?
Trả lời: Vấn đề SHTT rất được các doanh nghiệp quan tâm, mỗi ý tưởng, sản phẩm, thương hiệu đều được bảo hộ độc quyền trước khi xuất hiện trên thị trường. Minh chứng rất rõ như lượng đăng ký bảo hộ vẫn còn ít, chủ yếu là đối với nhãn hiệu, còn đối với các đối tượng có giá trị lớn như sáng chế, giải pháp hữu ích thì tỷ lệ ít… Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này. Nguyên nhân là do:
- Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, lập kế hoạch marketing, bán hàng mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.
- Nhận thức và nguồn cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp – những nhân tố rất cần quan tâm đến vấn đề này.
- Giá trị của quyền SHTT thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của quyền SHTT cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức.
- Bất kể doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì thì chắc chắn là doanh nghiệp đã và đang sử dụng và tạo ra rất nhiều tài sản trí tuệ. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền SHTT của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này
Phóng viên hỏi: Vậy, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp, thì theo quan sát của Ông, liệu còn có khó khăn, vướng mắc gì trong việc xác lập, đăng ký, ứng dụng tài sản trí tuệ hiện nay khiến các doanh nghiệp e ngại không, thưa Ông?
Trả lời: Ngoài nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp như đã trình bày ở trên thì theo tôi một phần cũng là do trên thực tế, nhiều quy định, vấn đề được đưa ra trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) còn chung chung, nên dẫn đến việc thực thi thiếu hiệu quả.
- Luật SHTT của Việt Nam hiện nay có một vướng mắc khá lớn là trong quá trình hội nhập, chúng ta đã học hỏi được quốc tế khá nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho Luật SHTT của ta nhưng lại chưa tính đến đặc thù của đất nước mình...
- Khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Khối DN này quản lý một tài sản trí tuệ rất lớn của quốc gia nhưng chúng ta chưa có những quy định đặc thù để bảo vệ một cách hữu hiệu và quản lý nghiêm ngặt những sản phẩm trí tuệ ấy….vv
Phóng viên hỏi: Thưa Ông, như trước đó Ông đã chia sẻ, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục gì?
Trả lời: SHTT hoặc SHCN đều có yêu cầu khác nhau theo quy định của pháp luật. Để có được quyền đó, phải tùy vào đối tượng đó như thế nào. Nói chung, các đối tượng SHCN thường phải tiến hành đăng ký mới phát sinh quyền cho chủ sở hữu. Nếu như các DN tạo ra được các đối tượng SHCN nhưng không tiến hành đăng ký thì khả năng mất quyền đối với họ là nhãn tiền. Hoặc không còn đủ điều kiện bảo hộ hoặc bị đối tượng khác chiếm đoạt. Đây là những điều kiện bắt buộc…;
- Ngoài ra, để đăng ký, DN thường phải hiểu biết pháp luật, hiểu đối tượng SHTT để xác định xem cần đăng ký cho đối tượng nào…
- Nếu các DN tự làm được thì nộp trực tiếp cho Cục SHTT, nếu DN nào không làm được thì có thể thông qua các tổ chức đại diện SHTT
- Ngoài quy định thủ tục của hệ thống pháp luật quốc gia, khi đăng ký ra nước ngoài, các DN còn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ chính các quốc gia đó, họ có quy định riêng, thậm chí rất khác…
Phóng viên hỏi: Vậy, lưu ý nào cho doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, thưa Ông?
Trả lời: Việc xác định đúng đối tượng và đăng ký quyền SHTT nó quyết định đến việc thành bại của chính DN;
- Tài sản của DN, DN phải có ý thức bảo vệ… Việc tạo lập một hành lang pháp lý trước khi đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, chúng ta tính đến thị trường tiềm năng… ;
- Công tác tự bảo vệ mình cũng rất quan trọng, tự bảo vệ bằng cách kiểm soát, liệu có đối thủ cạnh tranh đăng ký quyền tương tự ngay từ đầu để phản đối, khiếu nại, phối hợp với cơ quan thực thi để bảo vệ cho mình…vv
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ Điện thoại: 0904340664 - Chat Zalo - Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn Đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu, Mã số mã vạch, Bản quyền, Kiểu dáng, Sáng chế Mua bán nhượng quyền thương hiệu, Bảo hộ quyền...