Pháp luật – điều kiện cần trong thực thi bảo hộ quyền tác giả

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 175 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021

Pháp luật – điều kiện cần trong thực thi bảo hộ quyền tác giả

Pháp luật - điều kiện cần trong thực thi bảo hộ quyền tác giả

Nếu hành lang pháp lý – điều kiện cần trong thực thi bảo hộ quyền tác giả còn nhiều khoảng trống thì điều kiện đủ – nhận thức và ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về nội dung này khó có thể cải thiện…

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia khi góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan được tổ chức mới đây.

Băn khoăn về quyền sao chép

Trong quyền tác giả, sao chép được xem là quyền quan trọng và mấu chốt nhất đối với chủ sở hữu, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho hoạt động của tổ chức quản lý. Điều đáng nói là những quy định về quyền sao chép trong các văn bản pháp luật ở nước ta còn khá nhiều khoảng trống. Trong thực tế, quyền sao chép không chỉ giới hạn trong hình thức truyền thống như in ấn, xuất bản mà còn thể hiện dưới hình thức sao chép hiện đại với các thiết bị kỹ thuật số hay lưu trữ điện tử trên các cơ sở dữ liệu. Song, theo các chuyên gia, có ít nhất 4 loại hình sao chép hiện đại không được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), chính là điểm khó trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả.

Nếu như theo Công ước Berne và Điều 20 của Luật SHTT thì tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật có quyền sao chép và ngăn cấm sao chép dưới bất cứ hình thức nào trừ một số trường hợp đặc biệt gọi là giới hạn hay ngoại lệ. Điều đáng nói là việc quy định, giải thích về giới hạn, ngoại lệ này còn khá lỏng lẻo, tức là giới hạn bị thả nổi rất rộng dẫn đến nguy cơ quyền sở hữu bị xâm hại. Hiện nay, “sao chép dưới hình thức sao chụp diễn ra khá phổ biến và đang là nguy cơ đe dọa giết chết các nhà xuất bản vì không quản lý được quyền sao chép, không quy định được quyền sao chụp bao nhiêu” – Đại diện Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam Đoàn Thị Lam Luyến nhấn mạnh.

Hơn nữa, cũng theo quy định của pháp luật, giới hạn sao chép áp dụng cho các đối tượng nghiên cứu và đối tượng giảng dạy là một bản. Thế nhưng, “chữ một bản là vô cùng nguy hiểm đối với chủ sở hữu quyền, bởi số lượng người nghiên cứu và giảng dạy là rất lớn” – một chuyên gia nhận định. Do vậy, cần phải sửa đổi quy định này theo hướng chỉ trong trường hợp đặc biệt, ngoại lệ mới được quyền sao chép, đồng thời xác định cụ thể đó là trường hợp nào chứ không thể phân phối cho nhiều đối tượng.

Xung quanh về vấn đề này, Ts Vũ Đặng Hải Yến – Giảng viên ĐH Luật Hà Nội cũng cho rằng, giới hạn về quyền tác giả còn chưa khoa học và thiếu tính logic ở chỗ Luật SHTT còn bỏ ngỏ quy định về trường hợp sao chép để sử dụng trong thư viện có được phép nhiều hơn một bản hay không. Trong khi đó, Nghị định 100/2006/NĐ-CP lại quy định sao chép trong thư viện không được quá 1 bản. Điều đó có nghĩa là trong cùng trường hợp về giới hạn quyền tác giả mỗi văn bản lại quy định một kiểu khiến cho việc áp dụng trên thực tiễn lại càng rắc rối hơn.

Khó bảo vệ toàn vẹn tác phẩm

Theo quy định của Luật SHTT, việc sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc các tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Song, trên thực tế cũng có những hành vi cắt xén, sửa chữa tác phẩm không ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả đối với tác phẩm. Câu hỏi đặt ra là: liệu hành vi đó có hợp pháp hay không? Rõ ràng, rất khó bảo vệ toàn vẹn tác phẩm cũng như quyền tác giả nếu như hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống như vậy!.

Nhằm bảo đảm tối đa quyền của tác giả đối với tác phẩm, việc xác định rõ nội hàm khái niệm tác phẩm phái sinh cũng vô cùng quan trọng. Tại cuộc họp lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả tổ chức mới đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, quy định phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh trái pháp luật sẽ khó khả thi nếu không chú giải rõ thế nào là “tác phẩm phái sinh”. Mặc dù khái niệm này đã được giải thích tại khoản 8 Điều 4 Luật SHTT theo hướng liệt kê song việc chưa có giải thích cụ thể về các loại hình này đã dẫn tới nhiều tranh cãi trong thời gian qua, khiến việc lợi dụng lỗ hổng của luật để thực hiện hành vi vi phạm cứ ngày một tăng dần lên.

Thực tế cho thấy, có khá nhiều tác phẩm âm nhạc dù đã bị thay đổi lời hát nhưng vẫn được chấp nhận, thậm chí còn được xuất hiện trên truyền hình, tại những nơi công cộng vì vậy việc áp dụng chế tài xử phạt đối với trường hợp này là rất khó khả thi. Trước đó, Nghị định 76 vốn đã hết hiệu lực lại có những giải thích cặn kẽ về các loại hình này, đơn cử như tác phẩm phóng tác được sáng tạo ra dựa theo nội dung của một tác phẩm đã có, tác phẩm cải biên được sáng tạo ra trên cơ sở một tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. Nên chăng, đưa phần giải thích về các loại hình tác phẩm phái sinh trong Nghị định này vào các văn bản dưới luật sẽ giảm bớt được phần nào tình trạng vi phạm tràn lan như hiện nay.

Siết chặt chế tài

Những vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan trên mọi lĩnh vực đang là vấn đề gây bức xúc dư luận, cần thiết phải áp dụng những hình thức xử phạt nghiêm, trong đó có hình thức phạt tiền. Thế nhưng, khó có thể định giá được giá trị tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Theo tổng hợp của Thanh tra Bộ VH – TT và DL, tất cả 63 Thanh tra Sở VH – TT và DL trong cả nước chưa xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền đối với các điều mà Nghị định 47/2009/NĐ-CP yêu cầu phải xác định giá trị hàng hóa vi phạm. Chính vì vậy, Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đang được đưa ra lấy ý kiến đã bổ sung hình thức phạt tiền đối với một số hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không xác định được hàng hóa vi phạm. Đơn cử, đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 10  đến 90 triệu đồng, phạt từ 20 đến 80 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng.

Mặc dù có những quy định mới, răn đe các trường hợp vi phạm nhưng dường như Dự thảo này vẫn còn nhẹ tay đối với hành vi sử dụng tác phẩm để biểu diễn trực tiếp mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả khi quy định mức phạt chỉ từ 2 đến 4 triệu đồng. “Phạt như thế là quá thấp và chưa tương xứng, cần điều chỉnh theo hướng tăng nặng. Có như vậy, quyền tác giả mới được bảo đảm tuyệt đối” – một chuyên gia nhấn mạnh.

Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân

» Hành vi xâm phạm quyền tác giả

» Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    35 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    140 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    46 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    56 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    11 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    390 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    529 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    460 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    257 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    317 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    527 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    448 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    414 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    329 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    278 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    253 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    0904.340.664