Nhượng quyền trong lĩnh vực kế toán, thuế

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 1120 lượt xem Đăng ngày 20/10/2021
Nhượng quyền trong lĩnh vực kế toán, thuế

Nhượng quyền trong lĩnh vực kế toán, thuế: Quốc tế hoá chất lượng dịch vụ

Franchise (nhượng quyền) tuy đã ra đời và phát triển mạnh tại các nước phát triển trong vòng 150 năm qua nhưng phương thức kinh doanh này mới chỉ thâm nhập VN trong khoảng 15 năm trở lại đây.

Trên thực tế, hoạt động Franchise ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều cách thể hiện không chính thức như:

 

các cơ sở bảo dưỡng ôtô, xe gắn máy do Honda, Suzuki, Yamaha… ủy quyền; các cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech… tại VN.

Tuy vậy, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Trong đó, có đề cập đến hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật” là một trong những nội dung chuyển giao công nghệ.

Pháp luật về nhượng quyền

Như vậy, theo quy định đầu tiên và hiện hành của pháp luật Việt Nam thì hoạt động Franchise được gọi chính thức là cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc hoạt động chuyển giao công nghệ có đối tượng sở hữu công nghiệp nên có người gọi đây là nhượng quyền thương hiệu. Cũng theo quy định hiện hành, hoạt động nhượng quyền này vừa phải đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ ; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp mà cả 2 loại hợp đồng này đều do cơ quan thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ quản lý.

 

Thực tiễn ở VN cho thấy, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều có lợi nhưng làm thế nào để bên nhượng quyền kiểm soát các hoạt động của bên nhận quyền sao cho đúng như cam kết, nhằm bảo vệ thương hiệu là một bài toán khó. Chẳng hạn, Cty Cà phê Trung Nguyên cho biết sẽ phải tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa phương thức nhượng quyền thương hiệu của mình nhằm thiết lập những cam kết thật chặt chẽ giữa hai bên mà hiện nay còn gặp nhiều rắc rối, nhất là về các ràng buộc pháp lý.

 

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại (năm 2005), trong đó đã xác định rõ, Franchise là nhượng quyền thương mại, là hoạt động thương mại (không phải là chuyển giao công nghệ như quy định hiện hành, điều này phù hợp với tập quán thương mại thế giới). Theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình mua bán, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:

* Theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền.

* Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Như vậy, theo Luật Thương mại (2005) có hiệu lực từ 01/01/2006 thì trước khi nhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại. Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nó là Bộ Thương mại thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, còn việc sử dụng license về nhãn hiệu hàng hóa cũng không còn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng license như quy định hiện hành mà là tự nguyện của hai bên (vấn đề này sẽ càng được làm rõ hơn trong Luật Sở hữu trí tuệ mà Quốc hội sắp ban hành).

 

Franchise trong lĩnh vực kế toán, thuế

Khi tham dự Hội chợ quốc tế (International Franchise Expo) lần thứ 14 tại Washington vào tháng 4/2005 do Thương vụ của Đại sứ quán Mỹ tại VN tổ chức, điều gây ngạc nhiên là danh mục sản phẩm đưa ra nhượng quyền đầu tiên là dịch vụ kế toán/thuế chứ không phải là hàng hóa tiêu dùng.

Bởi theo Ban Tổ chức hội chợ, việc khai thuế, làm kế toán liên quan đến mọi người dân, không chừa một ai (họ áp dụng thuế thu nhập dân cư từ lâu chứ không chỉ áp dụng thuế thu nhập cá nhân của người có thu nhập cao như ở VN). Tuy nhiên, khi đặt vấn đề tại sao không Franchise đối với dịch vụ kiểm toán thì ông Marcel R. Portmann – Phó Chủ tịch Hiệp hội Franchise quốc tế (IFA) khẳng định: dịch vụ kiểm toán chịu trách nhiệm độc lập, trực tiếp của cá nhân hành nghề nên không thể nhượng quyền cho người khác được.

 

Tuy nhiên, ở VN, việc nhượng quyền thương mại đối với dịch vụ kế toán (bao gồm dịch vụ kê khai thuế) là điều chưa từng biết đến. Cho đến nay, pháp luật hiện hành của VN chỉ mới đề cập đến DN kiểm toán được tham gia làm thành viên (member) của một tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế và sau khi kết nạp thì thực hiện kiểm toán dưới tên của tổ chức nước ngoài và tên của mình theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập. Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của tổ chức nước ngoài mà mình là thành viên thì nhãn này là nhãn hiệu tập thể (Collective mark). Mặt khác, việc cung cấp dịch vụ vừa gắn nhãn hiệu của tổ chức nước ngoài, vừa gắn nhãn hiệu của mình thực chất đây chính là một phần của Franchise. Việc trả phí thành viên tùy theo quy chế thành viên của mỗi tổ chức nước ngoài, chẳng hạn một DN kiểm toán hiện nay phải trả phí tham gia thành viên là 13% doanh thu trong 3 năm đầu. Trong khi đó, phí nhượng quyền cũng không chênh lệch nhiều, chẳng hạn Cty Liberty Tax Service ở Mỹ chào bán việc nhượng quyền dịch vụ kế toán/thuế với phí bản quyền là 9% trên doanh thu dịch vụ và đồng thời là phí quảng cáo 5% cũng trên doanh thu.

 

Tuy vậy, khi VN gia nhập WTO thì phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kế toán cũng cần thiết bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì suy cho cùng Franchise cũng là một phương thức quốc tế hóa chất lượng dịch vụ kế toán.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    327 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    152 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    268 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    125 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    139 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    44 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    433 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    563 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    505 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    297 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    360 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    563 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    493 lượt xem 20/10/2021

    SBLAW giới thiệu bài viết Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của ông Trần Trung Kiên, từ SBLAW. Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    454 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    359 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    325 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    0904.340.664