Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu trở nên ngày càng quan trọng. Để giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký và quản lý nhãn hiệu, Nghị định thư Marid đã trở thành một công cụ hữu ích và phổ biến. Tuy nhiên, như mọi công cụ, Nghị định thư Marid cũng có những ưu và nhược điểm đáng lưu ý. Ưu nhược điểm của hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Marid
Những nhược điểm Nghị định thư Marid
Đối với người nộp đơn, việc sử dụng Nghị định thư Madrid sẽ kém lợi thế hơn một chút so với Thỏa ước Madrid, thể hiện ở các điểm sau:
- Thời gian từ chối dài hơn: các cơ quan nhãn hiệu quốc gia có thể có thể từ chối đăng ký đối với một đơn đăng ký dựa trên Nghị định thư trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày nộp đơn (và có thể còn lâu hơn nữa trong trường hợp sự từ chối dựa trên cơ sở sự phản đối). Trong khi đó, thời hạn này chỉ là 12 tháng theo quy định của Thỏa ước.
- Phí cao hơn: phí cho đơn đăng ký theo Nghị định thư cao hơn một chút so với phí cho đơn theo Thỏa ước, mặc dù mức phí này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với việc trực tiếp đệ trình đơn quốc gia.
Các ưu điểm của Nghị định thư Marid
Nghị định thư Madrid mang lại những lợi ích đáng kể cho các chủ sở hữu nhãn hiệu. Những lợi thế này bao gồm:
- Ngôn ngữ: Đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid phải được viết bằng tiếng Pháp, trong khi Đơn đăng ký theo Nghị định thư có thể là bằng tiếng Pháp, tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. (Đây rõ ràng là một điều kiện thuận lợi tại các quốc gia không nói tiếng Pháp, vì chúng ta biết là sự phổ biến của Tiếng Anh hơn rất nhiều so với tiếng Pháp).
- Thời gian xem xét: Đơn đăng ký theo Nghị định thư có thể dựa trên hoặc là một Văn bằng bảo hộ đã được cấp hoặc một đơn đã được nộp. Trong khi đó, Đơn đăng ký theo Thỏa ước chỉ có thể dựa trên những Văn bằng bảo hộ đã được cấp. Vì vậy, việc bảo hộ quốc tế dựa vào Nghị định thư có thể được hình thành từ một giai đoạn sớm hơn nhiều;
- Phạm vi: như đã giải thích ở trên, việc bảo hộ theo Nghị định thư có giá trị tại 81 quốc gia, bao gồm cả những thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản; và
- Sự hiện diện một “Kế hoạch B”: Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, thu hồi hay hủy bỏ thì việc đăng ký theo Nghị định thư Madrid có thể được chuyển sang hình thức đăng ký quốc gia mà không làm mất đi ngày nộp đơn gốc (mặc dù việc này là khá tốn kém).
Tóm lại, Nghị định thư Marid đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ nhãn hiệu của họ trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng việc sử dụng Nghị định thư Marid không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu cho mọi trường hợp. Để đạt được kết quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về ưu nhược điểm của Nghị định thư Marid đối với tình hình cụ thể của họ.
Tham khảo >> Đăng ký thương hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid