Những thắc mắc về hình thức vi phạm bản quyền thương hiệu

Những thắc mắc về hình thức vi phạm bản quyền thương hiệu

1. Trường hợp tôi có một thương hiệu và LOGO cần đăng ký thì có cách nào có thể biết được LOGO có có bị trùng hay không. Nếu trường hợp đang chờ sở xác nhận nhưng tôi vẫn sử dụng LOGO đó để hoạt động kinh doanh nhưng chẳng may trùng với LOGO đã đăng ký dẫn đến kiện tụng liệu tôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay hay không ?

Để biết được LOGO có bị trùng hay tương tự với các chủ đơn/chủ sở hữu khác thì cần thông qua việc tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. SBLAW sẽ tiến hành hỗ trợ miễn phí tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu online của Cục SHTT (cho 01 nhãn hiệu có không quá 06 sản phẩm). Trường hợp Anh có nhu cầu muốn tra cứu chuyên sâu dựa trên cơ sở dữ liệu nội bộ để đảm bảo tính chính xác hơn, dữ liệu cập nhật đầy đủ hơn và được tiến hành bởi các thẩm định viên trong Cục SHTT thì chi phí lúc này là 800.000/nhãn/nhóm (Đây là mức phí được áp dụng trong mùa dich Covid 2019).

Trường hợp đang chờ xác nhận hay nói cách khác là đơn đang trong giai đoạn thẩm định (chưa có cấp bằng) thì Anh vẫn có thể sử dụng mẫu LOGO đó để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ở khía cạnh pháp lý Anh vẫn chưa có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, chỉ có quyền ưu tiên (tức là đơn đã nộp sẽ có khả năng chặn bảo hộ đối với các đơn đăng ký về sau). Bởi lẽ chưa có quyền sở hữu cho nên việc có thể vướng phải các rủi ro pháp lý liên quan là điều không thể loại trừ. Chẳng hạn mẫu LOGO của Anh trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được cấp bằng khác, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đó tra cứu thấy nhãn hiệu của Anh thì họ có thể có những động thái phản ứng bao gồm việc gửi thư cảnh báo, yêu cầu gỡ bỏ LOGO và tiến hành nộp đơn phản đối cấp. Trường hợp Anh vẫn không gỡ bỏ và hoặc không có phản hồi thì họ có quyền yêu cầu xử lý vi pham, xa hơn là có thể tiến hành kiện đòi bồi thường...Vì những rủi ro như trên nên việc tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn là vô cùng cần thiết.

2/ Theo như được biết thì khi một thương hiệu kèm LOGO đã đăng ký chủ sở hữu, thì trường hợp có một người khác cũng lấy tên thương hiệu đó nhưng khác LOGO hoặc cùng tên thương hiệu lẫn LOGO nhưng khác loại hình hay cùng LOGO nhưng khác màu sắc thì có bị xem là vi phạm bản quyền không, và chủ sở hữu thương hiệu hoặc LOGO có quyền kiện cáo hay không, nếu có thì sẽ xử phạt như thế nào ?

Thương hiệu/LOGO là những từ thông dụng hàng ngày và trong các văn bản pháp luật, các từ ngữ này đều được ghi nhận chung là "nhãn hiệu". Một nhãn hiệu đã đăng ký cho bao nhiêu nhóm sản phẩm/dịch vụ thì chỉ được bảo hộ trong phạm vị của bấy nhiêu danh mục đã đăng ký (trừ các nhãn hiệu nổi tiếng thì mặc dù chủ đơn có thể đăng ký cho nhóm sản phẩm/dịch vụ khác biệt hoàn toàn nhưng vẫn bị từ chối bảo hộ). Nếu nhãn hiệu của Anh đã có văn bằng bảo hộ và một chủ thể khác sử dụng trái phép, hoặc đăng ký cho cùng ngành nghề thì Anh có quyền yêu cầu xử lý vi phạm. Nhãn hiệu bảo hộ về bản chất, điều này có nghĩa một chủ thể khác sử dụng mẫu nhãn hiệu giống của Anh và thay màu sắc khác đi vẫn sẽ bi từ chối bảo hộ. Ngoài ra việc đăng ký bản quyền và nhãn hiệu là khác nhau, được tiến hành tại 02 cơ quan độc lập. Trong trường hợp xảy ra vi phạm, tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có các hình thức chế tài xử lý khác nhau.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan