Bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

[Baohothuonghieu.com] - Đặc trưng của hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý chính là việc quản lý không chỉ ở khâu sản xuất, từ nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất... mà còn quản lý cả kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, ngoài việc kiểm soát nội bộ, hoạt động kiểm soát ngoại vi cũng rất quan trọng.

Cần thành lập hoặc xác định chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý

Việc quản lý chỉ dẫn địa lý là hoạt động tập thể, vì vậy, cần phải tập hợp thành các tổ chức tập thể, dưới dạng hợp tác xã, hiệp hội các nhà sản xuất với các thành viên là các nhà sản xuất tự nguyện tham gia để phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý. Các tổ chức này đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam( Nguồn Internet)

Cần huy động tối đa sức mạnh của các tổ chức, cá nhân liên quan

Mặc dù chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý thuộc về các cá nhân và tổ chức liên quan của khu vực địa lý. Chính vì vậy, thành phần tham gia tổ chức tập thể cần có đại diện của không chỉ những cơ sở sản xuất mà còn nên có đại diện của cả các hộ kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong chuỗi hoạt động liên quan đến quản lý chỉ dẫn địa lý.

Nâng cao năng lực, tính độc lập của tổ chức tập thể trong hoạt động quản lý

Theo quy định của Pháp, tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chế biến và thương mại có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý chỉ dẫn địa lý. Đó là một tổ chức tập thể chặt chẽ có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý. Quyền lợi của họ là được Nhà nước trao cho quyền sử dụng, công nhận giá trị sản phẩm và bảo hộ hiệu quả. Ngược lại, tổ chức tập thể phải có trách nhiệm đảm bảo sự phát triển, tính bền vững của sản phẩm và các lợi ích cộng đồng. Trách nhiệm của tổ chức tập thể càng cao khi chất lượng và sự nổi tiếng của sản phẩm đã tồn tại lâu đời và phổ biến trên thế giới.

Tham khảo thêm » Dịch vụ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Giảm thiểu các thủ tục hành chính

Việc quy định chỉ dẫn địa lý là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu của nhà nước, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc giao việc quản lý chỉ dẫn địa lý cho các cấp chính quyền, các cơ quan hành chính nhà nước. Việc quản lý thông qua nhiều thủ tục hành chính sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu tổ chức hoạt động của Tổ chức tập thể mất đi tính dân chủ, làm giảm tính chủ động của các thành viên và làm giảm uy tín, vai trò của người lãnh đạo tổ chức tập thể. Vì vậy, kinh nghiệm phát triển tổ chức tập thể như một tổ độc lập về chính trị, không bị hành chính hóa như ở Pháp là cần thiết.

Thực tiễn quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý dựa trên mô hình của Pháp và Châu Âu, nhưng trong quá trình thực hiện, những nội dung triển khai của Việt Nam còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có 15 chỉ dẫn địa lý được cấp văn bằng bảo hộ nhưng ngoài việc công nhận một tên gọi đã tồn tại từ lâu, việc quản lý và khai thác các chỉ dẫn địa lý chưa được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý là rất cần thiết..

Tài liệu tham khảo

  1. Website của Viện quốc gia về xuất xứ và chất lượng: http://www.inao.gouv.fr
  2. Bérard, L.andP.Marchenay (1996), Tradition, regulation and intellectual property: localagri cultural products and foods tuffs in France, Island Press, pp. 230-43
  3. Đào Đức Huấn (2008), Quản lý chỉ dẫn địa lý: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Hội thảo Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, Buôn Ma Thuột 5/2008
  4. Cục Sở hữu trí tuệ, Vai trò của Tổ chức tập thể trong việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, Hội thảo Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, Buôn Ma Thuột 5/2008

[1] Giảng viên Môn Sở hữu trí tuệ và Thương hiệu, Trường ĐH Ngoại thương

[2] Nguồn: Website của Viện quốc gia về xuất xứ và chất lượng: http://www.inao.gov.fr

[3] Các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm Phú Quốc (nước mắm), Shan tuyết Mộc Châu (chè), Đoan Hùng (bưởi), Buôn Ma Thuột (cà phê), Bình Thuận (thanh long), Phan Thiết (nước mắm), Lạng Sơn (hồi), Thanh Hà (vải thiều), Vinh (cam), Hải Hậu (gạo tám xoan), Tân Cương (chè), Hồng Dân (gạo), Lục Ngạn (vải thiều), Đại Hoàng (chuối ngự), Hòa Lộc (xoài cát).

Nguồn: Tổng hợp

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan