K+ bị vi phạm bản quyền bóng đá

K+ bị vi phạm bản quyền bóng đá

Mới đây, truyền hình số vệ tinh K+ đã mua bản quyền phát sóng của toàn bộ 2 giải Champions League và Europa League cho 3 mùa tới và phần còn lại của giải năm 2017-2018.

UEFA Champions League và UEFA Europa League là giải đấu bóng đá lớn thu hút hàng triệu người hâm mộ Việt Nam theo dõi qua mỗi mùa giải. Khoảng 1 năm trước đây, khán giả truyền hình Việt Nam không đuợc xem giải cúp C1 từ vòng bán kết lượt về do VTVcab bị vi phạm bản quyền bóng đá.

Mới đây, Truyền hình số vệ tinh K+ đã mua bản quyền phát sóng của toàn bộ 2 giải Champions League và Europa League cho 3 mùa tới và phần còn lại của giải năm 2017-2018. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên lên sóng cách đây ít ngày, tình trạng vi phạm bản quyền đã ngang nhiên diễn ra.

Ngay trong ngày đầu tiên phát sóng, đơn vị ngang nhiên vi phạm bản quyền là báo điện tử VietNamNet. Đơn vị này đã truyền hình trực tiếp (live streaming) trận đấu trên trang web của họ.

Theo quy định của Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA, khi bán bản quyền cho bất cứ một đơn vị nào, đơn vị đó ngoài việc trả tiền bản quyền để được phát sóng thì phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền, không cho phép bất cứ một đơn vị nào khác phân phối, ghi hình, quay hình, kinh doanh, phát sóng dưới bất cứ hình thức nào khác.

Lấy nguồn tín hiệu từ kênh phát sóng chính thống hoặc từ các kênh phát sóng nước ngoài; lấy hình ảnh giải đấu nhưng che đi logo các kênh phát sóng chính thống; trích dẫn đăng nguồn video clip về trận đấu… là những hình thức vi phạm bản quyền đã diễn ra công khai trên nhiều trang mạng trước đây.

Nếu tình trạng vi phạm bản quyền còn diễn ra, các đơn vị quản lý, nhà Đài sẽ có động thái mạnh như rút giấy phép hoặc khởi kiện. Những động thái mạnh, ngoài ý nghĩa bảo vệ bản quyền và quyền lợi của khán giả còn đảm bảo uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường quốc tế.

theo vtv.vn

»

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

SOS bản quyền nhạc Trịnh!

Theo cảm nhận của nhạc sĩ Phó Đức Phương, bản quyền nhạc Trịnh một năm có thể lên tới hàng tỉ đồng, đạt mức thu