Cần phải bảo vệ ý tưởng sáng tạo ứng dụng khỏi bị đạo nhái trên thị trường bởi luôn có những kẻ tìm kiếm cơ hội để bắt chước nó. Tuy nhiên, ý tưởng về ứng dụng đó phải đảm bảo hai yêu cầu: tính mới và tính độc, thì mới có thể được bảo vệ theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Những nỗ lực của các nhà sản xuất ứng dụng sẽ vô nghĩa nếu nó là bản sao của các ứng dụng khác. May mắn thay, luật SHTT - đặc biệt là luật về bằng sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền - cung cấp cơ chế bảo vệ mạnh mẽ cho các ứng dụng và nhà phát triển – những người đã lên kế hoạch trước.
Bảo vệ Giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích bảo vệ các phát minh trong thời hạn hai mươi năm kể từ khi nộp đơn. Một mặt, điều tốt là các ứng dụng cũng được đánh giá không khác các loại phát minh phần mềm khác, do đó chúng cũng được bảo vệ theo cơ chế giải pháp hữu ích. Mặt khác, cũng bởi các ứng dụng được đối xử không khác biệt so với các loại phần mềm khác và do đó chúng phải tuân theo cùng một ngoại lệ gọi là 'ý tưởng trừu tượng' chưa được xác định và chưa được hiểu rõ về khả năng cấp bằng sáng chế (đặc biệt là ở Hoa Kỳ) được ghi nhận từ vụ việc giữa Công ty giới hạn tư nhân Alice Corporation và Ngân hàng Quốc tế CLS. Tuy nhiên, không phải tất cả các phát minh phần mềm đều là những ý tưởng trừu tượng và các ứng dụng trên phần mềm vẫn tiếp tục được cho phép và các bằng sáng chế phần mềm vẫn tiếp tục được duy trì.
Khả năng cấp bằng sáng chế của các ứng dụng một phần phụ thuộc vào bản chất của phát minh và một phần vào kỹ năng của người soạn thảo bằng sáng chế. Các ứng dụng áp dụng các thông lệ kinh tế cơ bản, ví dụ như chỉ đơn thuần là thu thập và hiển thị dữ liệu, hoặc đơn giản là tự động hóa các quy trình phổ biến, có thể coi là những ý tưởng trừu tượng không đủ tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, các ứng dụng tạo ra sự khác biệt mới mẻ, cụ thể gây ra sự thay đổi trong thế giới thực hoặc cải thiện hoạt động của máy tính, thì có thể được coi là phát minh có thể cấp bằng sáng chế.
Giả sử rằng ứng dụng của bạn là phát minh đủ tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế, thì ứng dụng đó phải đáp ứng được hai tiêu chí: ứng dụng phải mới (khác với những gì đã biết trước đây) và không hiển nhiên (hơn là thay đổi hiển nhiên của những gì đã biết trước đó). Bạn có thể hiểu đủ sâu về mức độ phát triển nhất của công nghệ liên quan ứng dụng đó hoặc bạn có thể cân nhắc, tìm kiếm sự khác biệt giữa ứng dụng của mình với những gì đã biết trước đó và đánh giá cơ hội nhận được bảo hộ của bằng sáng chế.
Thường mất hơn hai năm để có được bằng sáng chế cho ứng dụng và chi phí giao động từ 10.000 đến 15.000 đô la. Nhà phát triển ứng dụng cần phải xem xét liệu triển vọng thương mại của ứng dụng có phù hợp với mức chi phí này hay không và liệu tuổi thọ dự kiến của ứng dụng có lâu hơn quy trình đi vào hoạt động hay không. Dù quyết định nào dược đưa ra, người đó vẫn cần nộp Đơn đăng ký sáng chế trong vòng một năm kể từ lần công bố công khai hoặc lần bày bán ứng dụng đầu tiên. Để tránh xảy ra sự việc phức tạp về sau, chủ sở hữu ứng dụng nên nộp đơn trước khi công bố công khai ứng dụng.
Bảo vệ kiểu dáng công nghiệp
Bên cạnh việc bảo vệ các chức năng của ứng dụng được cung cấp bởi giải pháp hữu ích, ứng dụng cũng cần một loại bằng bảo hộ khác, kiểu dáng công nghiệp, nhằm bảo vệ hình dáng của biểu tượng và giao diện người dùng của ứng dụng. Kiểu dáng công nghiệp có thời hạn mười lăm năm kể từ khi được cấp và cho phép chủ sở hữu của nó ngăn người khác sử dụng biểu tượng hoặc giao diện tương tự gây nhầm lẫn với thiết kế đã được cấp bằng sáng chế, tạo ra sự nhầm lẫn khi sử dụng ở người tiêu dùng.
Kiểu dáng công nghiệp, bao gồm chủ yếu là bản vẽ của thiết kế, rẻ hơn đáng kể so với giải pháp hữu ích. Thông thường sẽ mất ít hơn hai năm để có được kiểu dáng công nghiệp và tổng chi phí thường dưới 2.500 đô la. Mặc dù khả năng bảo vệ được cung cấp bởi kiểu dáng công nghiệp hẹp hơn khả năng được cung cấp bởi giải pháp hữu ích, nhưng phạm vi này đủ để bảo vệ biểu tượng của ứng dụng cũng như nhiều yếu tố đồ hoạ trong giao diện người dùng của ứng dụng. Những điều này có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng và thường là lý do chính cho sự thành công của ứng dụng.
Bảo vệ nhãn hiệu
Bảo vệ nhãn hiệu mở rộng đến tên của ứng dụng, giao diện của biểu tượng và giao diện người dùng của ứng dụng đó.
Quyền đối với nhãn hiệu được thiết lập thông qua việc sử dụng nhãn hiệu, nhưng nhà phát triển ứng dụng có thể thực hiện quyền bảo vệ sớm hơn bằng cách đăng ký nhãn hiệu của mình dựa trên ý định sử dụng chúng. Trước khi đăng ký nhãn hiệu, nhà phát triển nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu. Hành động này không chỉ giúp tránh các khiếu nại vi phạm mà còn giúp người đó khỏi lãng phí thời gian và nguồn lực trong việc xây dựng các quyền đối với nhãn hiệu mà sau này sẽ phải thay đổi. Tìm kiếm các ứng dụng đang chờ xử lý và đã được cấp đăng ký tương đối đơn giản trên cơ sở dữ liệu SHTT của hầu hết các quốc gia. Các lợi ích rõ ràng của Đăng ký nhãn hiệu là giả định về quyền sở hữu nhãn hiệu, giả định về độc quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền sử dụng biểu tượng ®. Lợi ích ít rõ ràng hơn nhưng quan trọng là việc đăng ký giúp nhãn hiệu của bạn dễ dàng để các nhà phát triển khác tìm thấy và tránh tương đồng.
Bảo vệ bản quyền
Bản quyền bảo vệ mã hiệu của ứng dụng cũng như các sản phẩm bằng hình ảnh và đồ họa có trong ứng dụng. Bản quyền được coi là hình thức bảo vệ hữu hiệu đối với nhà phát triển ứng dụng vì nó tự động và về cơ bản hoàn toàn miễn phí. Bản quyền tự động phát sinh kể từ thời điểm ứng dụng cố định ở dạng hữu hình, chẳng hạn, được lưu vào ổ cứng. Mặc dù Bảo vệ bản quyền là tự động, chủ sở hữu ứng dụng cần thực hiện quy trình sau để đảm bảo hiệu lực bản quyền mạnh nhất: (1) Đặt thông báo bản quyền cho ứng dụng và (2) đăng ký bản quyền. Thông báo bản quyền là từ ‘bản quyền’ hoặc ký hiệu ©, tên của chủ sở hữu bản quyền và năm tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên. Ví dụ: đối với tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 2021, thông báo sẽ có nội dung © App Developer 2021. Bản quyền tồn tại ngay cả khi không đăng ký, nhưng ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ, đăng ký là điều kiện tiên quyết đối với hành động vi phạm.
Lời kết
Các nhà phát triển ứng dụng nên chuẩn bị kế hoạch SHTT để đảm bảo bảo vệ thành quả của họ. Cần có thỏa thuận bằng văn bản với các bên như nhân viên, nhà tư vấn, ..., để bảo vệ bí mật và quyền sở hữu. Trước khi xuất bản ứng dụng, nhà phát triển nên xác định loại phát minh và thiết kế có thể được cấp bằng sáng chế và nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích về các phát minh và ứng dụng kiểu dáng công nghiệp trên các thiết kế. Bất kỳ nhãn hiệu có thể bảo vệ nào đều phải được xác định, bao gồm tên của ứng dụng, logo, ... Cuối cùng, thông báo bản quyền phải được bao gồm trong mã phần mềm. Do đó, thật dễ dàng để có được Bảo vệ SHTT cho ứng dụng của bạn với kế hoạch phù hợp.
Nội dung trên được dịch từ bài viết “ A Guide to Protecting your app with Intellectual Property” của Kashiworld.
Nguồn bài viết gốc: https://www.kashishworld.com/blog/a-guide-to-protecting-your-app-with-intellectual-property/?fbclid=IwAR3SpRfiekLhpMAlSovr2gUhHqpUhXrZdbF8ef2xaJKc5iy8AqJCbPO_UaE