Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 527 lượt xem Đăng ngày 25/01/2022

Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm chặt chẽ cũng như phát triển các công cụ hỗ trợ bảo vệ bản quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của các đơn vị này.
Để giải quyết các vấn đề vi phạm bản quyền trên Internet, đại diện tới từ Google (một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng thế giới trên mạng Internet với hàng tỉ chỉ mục website có sẵn trên mạng Internet và kiểm tra nội dung thông tin của chúng) đã chia sẻ về các biện pháp chống vi phạm bản quyền của Google.

Google đưa ra các biện pháp xử lý “mạnh tay” với vi phạm bản quyền

Ông Jean Jacques Sahel, Trưởng nhóm Thông tin và Chính sách Nội dung của Google châu Á-Thái Bình Dương cho biết, Google có 5 nguyên tắc cơ bản để xử lý các vấn đề vi phạm bản quyền.

Trong đó, nguyên tắc đầu tiên sẽ có hiệu quả về mặt lâu dài chính là, đảm bảo cho người dùng có thể truy cập các thông tin một cách hợp pháp. Các sản phẩm và nền tảng của Google giúp người dùng có thể trải nghiệm trên cơ sở có các nguồn thu từ hoạt động sáng tạo của họ. Một tín hiệu đáng mừng là người dùng hiện nay cũng rất quan tâm tới các thông tin hợp pháp, ít quan tâm tới các nội dung không có bản quyền, ông Jean Jacques cho hay.

Tiếp đó, Google khiến những người vi phạm bản quyền sẽ nhận được ít thu nhập khi chia sẻ các thông tin trên Internet. Qua cách thức giảm bớt doanh thu các nội dung vi phạm bản quyền của các tổ chức/cá nhân, Google giảm bớt/ngăn chặn các đối tượng vi phạm bản quyền thu được từ quảng cáo.

Nguyên tắc thứ 3 được Google áp dụng chính là, sử dụng các công cụ để giải quyết vấn đề ở quy mô lớn do trên Internet có hàng tỉ trang web vận hành. “Google đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD nên hằng ngày chúng tôi giải quyết được hàng triệu các yêu cầu vi phạm bản quyền”, ông Jean Jacques thông tin.

Thứ 4, nhiều người lạm dụng cơ chế báo cáo nên Google có nhiều công cụ để phát hiện những khiếu nại giả mạo này.

Nguyên tắc cuối cùng được Google sử dụng chính là luôn luôn đảm bảo tính minh bạch và đưa ra các báo cáo về các gỡ bỏ/xử lý nội dung liên quan đến vi phạm bản quyền trên Internet.

Ông Jean Jacques cũng cho biết, trên thực tế, Google đã xử lý khoảng 4 tỉ website vi phạm bản quyền, mỗi ngày xử lý khoảng 2 triệu các vi phạm. Trung bình, thời gian xử lý từ khi nhận được khiếu nại của người sở hữu bản quyền cho tới khi giải quyết việc vi phạm bản quyền khoảng 6 tiếng. Trong đó, khoảng 95% gỡ bỏ ngay lập tức, 5% chưa giải quyết ngay là do các khiếu nại giả mạo.

Liên quan đến nền tảng tìm kiếm, nếu Google nhận được các khiếu nại về bản quyền của một trang web hoặc nhiều lần nhận thông báo về một nội dung của trang web đó thì khi người dùng tìm kiếm trang web đó sẽ có thứ hạng rất thấp, hầu như người dùng sẽ không thấy trang web đó trên kết quả tìm kiếm. Những tín hiệu như không thấy hiển thị hoặc hiển thị rất thấp trong công cụ Google Search lên tới 80.000-500.000 trang web mỗi ngày, trang web sẽ hiển thị trong tầm từ trang thứ 10 trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến các trang web sẽ mất đi tầm 90% lượng truy cập.

Liên quan đến quảng cáo, khi Google đã nhận được các thông báo đề nghị gỡ bỏ các vi phạm bản quyền thì chúng tôi sẽ đưa các trang này vào black-list (Danh sách đen) và các trang web này sẽ không nhận được quảng cáo từ Google Adsense trong tương lai.

Đồng thời, Google cũng sẽ gỡ bỏ các quảng cáo mà chúng tôi nghi ngờ là đang quảng cáo cho các trang web vi phạm bản quyền, ông Jean Jacques nhấn mạnh.

Cùng với các công cụ/biện pháp xử lý vi phạm, Google cũng là thành viên của các nhóm khác như Tag và các đơn vị, tổ chức khác hoạt động trong ngành công nghiệp quảng cáo. “Chúng tôi nỗ lực tập thể để cùng làm sạch môi trường quảng cáo cũng như các vi phạm bản quyền”, ông Jean Jacques khẳng định.

Mặc dù đã có các nguyên tắc xử lý các vấn đề vi phạm bản quyền cũng như cách thức xử lý vi phạm, tuy nhiên, đại diện Google cũng nói rõ thêm về quy trình liên quan đến việc thông báo và gỡ bỏ nội dung vi phạm trên Google.

Theo đó, nếu bạn là người sở hữu bản quyền, bạn cần điền vào các thông báo vi phạm bản quyền của bạn trên form thông báo của Google cung cấp; Khi nhận được thông báo, nhóm pháp lý sẽ tìm hiểu thông tin, sau khi tìm hiểu, họ sẽ quyết định thông báo gỡ bỏ hay không gỡ bỏ. Người dùng có thể khiếu nại với các quyết định đưa ra của Google, tuy nhiên, hầu hết các báo cáo vi phạm bản quyền đều bị gỡ bỏ.

Đại diện Google cũng lưu ý, khi báo cáo vi phạm thì bạn cần cung cấp thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, Google chỉ có thể xử lý các thông tin đưa lên Google chứ không thể xử lý thông tin từ trang gốc nên trước tiên cần liên hệ với trang web đưa thông tin vi phạm.

Khi thông tin đã được báo đến Google, Google sẽ thông báo cho bên sở hữu bản quyền (nếu có thể). Google sẽ gỡ bỏ trang theo URL từ Google Search. Google đảm bảo các quảng cáo sẽ không xuất hiện trên các website vi phạm bản quyền đó.

Nếu Google liên tục nhận được các báo cáo liên quan đến trang web đó, thì các thuật toán liên quan đến trang web sẽ làm giảm thứ hạng của trang web trên Google search. Thậm chí chúng tôi sẽ không cho các trang hoạt động tiếp trên Google, ông Jean Jacques nhấn mạnh.

Với những biện pháp xử lý vi phạm bản quyền mạnh tay của Google- công cụ tìm kiếm mạnh nhất trên mạng Internet, góp phần giảm bớt những vi phạm về bản quyền mà quy mô và mức độ vi phạm đang ngày càng tinh vi hơn như hiện nay.

Nguồn: http://www.cov.gov.vn/tin-tuc/google-ap-dung-cac-bien-phap-nao-de-xu-ly-vi-pham-ban-quyen

    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Luật Sư Để Bảo Hộ Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ Của Bạn

    Bài viết cùng chủ đề:

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    60 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    26 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    21 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    5 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    384 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    457 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    255 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    311 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    523 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    443 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    412 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    326 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    276 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    249 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN
    342 lượt xem 20/10/2021

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN Một thỏa thuận bản quyền với Google sẽ là cơ hội lớn cho các tác giả Việt Nam, nhưng cũng đặt ra một tình thế với nhiều hệ lụy mà giới xuất bản trong nước chưa thể hình dung sẽ xử lý ra...

    Nhiều hiểu nhầm tai hại
    278 lượt xem 20/10/2021

    Chuyện thỏa thuận tác quyền với Google: Nhiều hiểu nhầm tai hại Thông tin về việc Google sẽ bồi thường hàng trăm triệu Đô la tiền tác quyền cho các tác giả Việt Nam được nhiều báo đăng tải trong tuần trước gây ra nhiều hiểu nhầm tai hại. Thực ra có thể vào trang...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *