Franchise tại Việt Nam sẽ rất sôi động trong thời gian tới

[Baohothuonghieu.com] - Có mặt tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchise) vẫn còn khá mới mẻ. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, hoạt động francmới thực sự nở rộ.

Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các công ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên, các hợp đồng fanchise tại Việt Nam còn khiêm tốn trong khi thị trường được đánh giá là rất nhiều tiềm năng.

Cũ người mới ta

Chưa bao giờ có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện nhiều tại Việt Nam như hiện nay như MCDonald, Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, KFC… Nhiều thương hiệu khá thành công, số lượng cửa hàng tăng lên nhanh chóng. KFC là một ví dụ, nếu như đầu năm 2007 KFC chỉ có khoảng 20 cửa hàng trên cả nước thì đến nay đã lên đến 55 cửa hàng.

Theo phân tích của Luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm thông tin nhượng quyền thương mại Việt Franchise, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì sẽ mất thời gian và kinh phí cho việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống phân phối. Ngoài ra, họ còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới).

Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp… Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 - 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Luật Nhượng quyền thương hiệu mới của Việt Nam cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Franchise tại Việt Nam sôi động
Franchise tại Việt Nam sôi động

Franchise tại Việt Nam sẽ sôi động

Trong một hội thảo gần đây tổ chức tại TP HCM, ông William Edwards, Giám đốc công ty CEO, Edwads Global Services (Hoa Kỳ), cho biết, kinh nghiệm các thương hiệu lớn (chiếm 70% - 80% ở Mỹ) cho thấy, khi thực hiện việc nhượng quyền, họ đã tính đến mức độ khả quan của thị trường. Hàng trăm thương hiệu đã franchise tồn tại và thành công ở thị trường Châu Á (thị trường kinh doanh thương hiệu có doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm). Ông Edwards chia sẻ thêm, những doanh nghiệp không có đủ khả năng, tiềm lực tài chính để mở rộng chuỗi phân phối trên phạm vi rộng thì franchise là một giải pháp rất hữu hiệu.

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn nhượng quyền cho doanh nghiệp trong nước. Theo họ, thời điểm này rất dễ chọn những địa điểm đẹp tại các thành phố lớn với giá cả phải chăng (trong franchise, địa điểm là yếu tố quyết định 50% cơ hội thành công). Theo ông Hoành, đây là sự đón đầu của các doanh nghiệp ngoại. Qua được giai đoạn khủng hoảng tài chính thì thị trường franchise tại Việt Nam sẽ rất sức sôi động.

Ông Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise, cho rằng, thị trường franchise tại Việt Nam còn sơ khai, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng mạnh, dân số đông...Vì vậy tiềm năng của thị trường này vẫn rất lớn. Thời gian tới sẽ có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đổ bộ vào Việt Nam bằng con đường franchise. Theo ông Kong, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhưng đó cũng là cơ hội, vấn đề nằm ở chỗ ai là người biết nắm thời cơ và có điều kiện để biến cơ hội thành hiện thực.

Hiện Asiawide Franchise đang tư vấn cho một số công ty trong nước như: Mỹ phẩm Sài Gòn, Công ty CP Thực phẩm nông sản xuất khẩu Sài Gòn (Agrex Sài Gòn), Vissan... phát triển franchise trong nước, sau đó sẽ tiến ra thị trường khu vực. Ngoài ra, thông qua  Asiawide Franchise, nhiều doanh nghiệp từ Singapore, Malaysia, Trung Quốc... muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam bằng franchise.

Ông Ngô Dương Hoàng Thao, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhượng quyền thương hiệu Việt Nam, cũng cho rằng, thị trường franchise Việt Nam giàu tiềm năng nhưng chưa được khai phá.  Trong “bánh xe” thị phần về franchise thì ngành thực phẩm chiếm hơn 20%, những ngành khác chỉ khoảng 10%.

 

Điều 284, Luật Thương mại: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 

Nguồn (Báo Đất Việt)

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Ba vòng tròn quyền năng

Định giá thương hiệu: Ba vòng tròn quyền năng Khi tiến hành định giá thương hiệu, các phương pháp đơn giản nhất thường hiệu quả