Những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

[Baohothuonghieu.com] - Làm thế nào Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu? Hãy cùng SBLAW tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ ngay bây giờ.

Các dấu hiệu không được bảo hộ như là nhãn hiệu

Theo Điều 73 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), một số dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:

  • (i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • (ii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế;
  • (iii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài;
  • (iv) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Sửa đổi và bổ sung theo luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:

  • Sửa đổi dấu hiệu (i): Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.
  • Bổ sung thêm hai dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
    • Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
    • Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Các dấu hiệu không được bảo hộ như là nhãn hiệu
Các dấu hiệu không được bảo hộ như là nhãn hiệu

Những dấu hiệu không có khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Một dấu hiệu có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hoá hay dịch vụ hay không ở mỗi nước có thể khác nhau tuỳ thuộc theo các quy định pháp luật và thực tiễn ở mỗi nước.

Ví dụ: các chữ tượng hình như các ký tự trong tiếng Trung và tiếng Nhật được coi như có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu ở Trung quốc và Nhật bản, tuy nhiên, các ký tự này không thể nhận biết và nhớ được bởi người tiêu dùng Việt nam, và do đó được coi như không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hoá hay dịch vụ ở Việt nam. Dưới đây là các dấu hiệu không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam.

Tên gọi thông thường của hàng hoá và dịch vụ

Điều 74-2(b) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định rằng hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá hoặc dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào được coi như không có khả năng phân biệt. Hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá hoặc dịch vụ rõ ràng là những dấu hiệu được công nhận và sử dụng chung để nhận biết các hàng hoá hoặc dịch vụ đó trong các hàng hoá và dịch vụ khác. Các hình vẽ và tên gọi như vậy cần thiết cho các nhà sản xuất và kinh doanh và người tiêu dùng để mô tả hàng hoá và dịch vụ, và không ai có thể đăng ký chúng như những nhãn hiệu.

Nếu hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phần của nhãn hiệu yêu cầu đăng ký, cơ quan đăng ký cho phép người nộp đơn từ bỏ yêu cầu bảo hộ đối với hình vẽ và tên gọi đó, và không yêu cầu loại bỏ chúng khỏi nhãn hiệu.

Dấu hiệu đã được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong thương mại

Điều 74-2(b) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam và các điều 39-3(d), 39-4(c) của Thông tư số 01/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định và một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng dấu hiệu, hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng hoặc ký hiệu mà đã được sử dụng rộng rãi và thường xuyên được xem như không có khả năng phân biệt.

Dấu hiệu đã được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong thương mại giống như tên gọi thông thường của hàng hoá và dịch vụ không có khả năng bảo bộ như nhãn hiệu, nhưng chúng tuy nhiên có thể là một phần của nhãn hiệu.

NETWORK, NET, WEB, .COM, là ví dụ các từ đã trở thành thông thường trong thương mại.

Đăng ký số 75663 cho các nhóm 35, 38, 41 và 42 với việc không bảo hộ riêng các chữ “CN” và từ  “NETWORK” Đăng ký số 95752 cho nhóm 35 với việc không bảo hộ riêng từ “NETWORK”

“Hình vương miện, khiên và sư tử chầu” cho các sản phẩm thuốc lá và cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ, “hình quả địa cầu” là ví dụ các hình đã được xem như đã được rộng rãi và thường xuyên trong thương mại.

Đăng ký số 112212 cho nhóm 5  với việc không bảo hộ “hình vương miện, khiên và sư tử chầu” và chữ “A” Đăng ký số 104590 cho nhóm 34 với việc không bảo hộ “hình vương miện,  khiên và sư tử chầu” và các chữ “BT” và “MM”

Dấu hiệu mang tính mô tả

Điều 74-2(c) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định về khả năng không phân biệt của các dấu hiệu được dùng để chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá và dịch vụ mang dấu hiệu.

Dấu hiệu mô tả có thể được chấp nhận đăng ký nếu dấu hiệu đó trên thực tế đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Các dấu hiệu mang nghĩa tán dương (ví dụ: Tốt, Tốt nhất, Cực kỳ, Số 1…), mang nghĩa giới thiệu hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng (ví dụ “Đúng là các bạn cần”), hoặc mang nghĩa quảng cáo (ví dụ “Duy nhất tạo nên giá trị”) được coi như không có khả năng phân biệt.

Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh như “Công ty trách nhiệm hữu hạn”, “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty dược phẩm” là những dấu hiệu không có khả năng phân biệt.

Đăng ký cho các nhóm 35, 36 và 37 với việc không bảo hộ các chữ “V”, “BK” và các từ “Investment” và “Unique creates value” Đăng ký số 94436 cho nhóm 1 với việc không bảo hộ các từ “Just What You Need”

Dấu hiệu mô tả địa danh

Điều 74-2(đ) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định rằng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ bị coi là không có khả năng phân biệt, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Trước 01 tháng 07 năm 2006 ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, dấu hiệu mô tả địa danh có thể được chấp nhận đăng ký nếu cơ quan có thẩm quyền nơi có địa danh cho phép đăng ký và sử dụng tên địa danh.

Dưới đây là ví dụ dấu hiệu mô tả địa danh được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ “mua và bán rau”. Trà Quế là tên một làng nổi tiếng nghề trồng rau nằm cạnh phố cổ Hội an.


Đăng ký nhãn hiệu tập thể số 121189 cho dịch vụ “mua và bán rau”

Cơ quan đăng ký có thể không chấp nhận dấu hiệu mô tả địa danh như một thành phần không yêu cầu bảo hộ khi nó là một phần của nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ.

Dấu hiệu mô tả sai lệch

Điều 73-5 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định rằng các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá và dich vụ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Dưới đây là một số nhãn hiệu được nộp dưới tên tổ chức và cá nhân Việt nam (đăng tải từ website của Cục Sở hữu trí tuệ) bị từ chối đăng ký do nhiều lý do trong đó có lý do “nhãn hiệu có thể làm người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu”.


Đơn số 4-2006-16183 nộp ngày 26 tháng 9 năm 2006 cho dịch vụ “giáo dục đào tạo”
Đơn số 4-2006-13075 nộp ngày 10 tháng 8 năm 2006 cho dịch vụ “mua và bán bánh kẹo, sôcôla và rượu sâm banh”

Dấu hiệu thuộc ngôn ngữ không thông dụng ở Việt Nam

Điều 74-2(a) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định rằng chữ cái và từ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng được coi là không có khả năng phân biệt trừ trường hợp đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

Khái niệm chữ cái và từ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trong điều 74-2(a) nêu trên được giải thích trong Thông tư số 01/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định và một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là “ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái...; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác”.

Cho dù ký tự thuộc ngôn ngữ không thông dụng khi đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác có thể được chấp nhận đăng ký, nhưng việc được chấp nhận đăng ký không có nghĩa rằng ý nghĩa của các ký tự được bảo hộ. Đăng ký nhãn hiệu chỉ mang ý nghĩa tương ứng là các ký tự được bảo hộ trong sự kết hợp với các thành phần khác hoặc cách thức trình bày của các ký tự được bảo hộ.


Đăng ký số 110515 với việc không bảo hộ các Hán tự
Đăng ký số 27059 với việc không bảo hộ các chữ Nhật

Dấu hiệu gồm một chữ cái hoặc hai chữ cái không thể phát âm như một từ và các chữ số

Điều 74-2(a) của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định rằng chữ cái và chữ số được coi là không có khả năng phân biệt trừ trường hợp đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Thông tư số 01/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định và một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ làm rõ “chữ cái và chữ số” thuộc quy định nêu trên là “dấu hiệu là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác”.

Tập hợp hai chữ cái mà là phụ âm và nguyên âm nói chung có thể phát âm như một từ theo nguyên tắc phát âm tiếng Việt, ví dụ TA, MO, LE. Tập hợp hai chữ cái mà là phụ âm và một số tập hợp hai chữ cái mà là nguyên âm không thể phát âm như một từ, ví dụ như BC, DB hoặc IY, AE.

Dấu hiệu chữ không thể nhớ và nhận biết

Điều 39-3(c) của Thông tư số 01/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định và một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản được coi là không có khả năng phân biệt trừ trường hợp đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

Các hình và hình hình học đơn giản và hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp

Như làm rõ điều 74-2 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam liên quan tới dấu hiệu hình không có khả năng phân biệt, điều 39-3(c) của Thông tư số 01/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định và một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê những dấu hiệu hình dưới đây không có khả năng phân biệt.

Dấu hiệu hình là hình hoặc hình hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác... hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm;

Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau.

Cơ quan đăng ký trên thực tế từ chối đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu là hình và hình hình học đơn giản, tuy nhiên, họ không yêu cầu người nộp đơn từ bỏ yêu cầu bảo hộ đối với các hình này khi chúng kết hợp với các thành phần khác trong nhãn hiệu.

Các dấu hiệu mùi, âm thanh và dấu hiệu không nhìn thấy được

Để được coi là nhãn hiệu, điều 72-1 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng dấu hiệu phải nhìn thấy được. Quy định này như vậy loại trừ tất cả các dấu hiệu âm thanh, mùi và các dấu hiệu không nhìn thấy được ra khỏi bảo hộ nhãn hiệu.

Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại?

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

» Đăng ký tên thương mại

Lựa chọn SBLAW là đơn vị bảo hộ nhãn hiệu uy tín

Trong bối cảnh ngày nay, việc bảo vệ nhãn hiệu trở nên ngày càng quan trọng, và điều này được thể hiện qua những điều kiện bảo hộ được quy định trong các luật Sở hữu trí tuệ mới nhất. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với doanh nghiệp và những người sáng tạo, đồng thời cung cấp cơ hội để xây dựng và duy trì giá trị của nhãn hiệu.

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để đạt được bảo hộ cho nhãn hiệu là tính độc quyền. Nhãn hiệu cần phải có tính chất độc nhất, không giống bất kỳ nhãn hiệu nào khác trên thị trường, điều này giúp nó trở nên dễ nhận biết và tạo nên sự độc đáo trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này đặt ra yêu cầu cao cho quá trình đặt tên và thiết kế nhãn hiệu, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, một điều kiện khác là khả năng phân biệt. Nhãn hiệu cần phải có khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và phân biệt nó từ các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng một biểu tượng độc đáo, một khẩu hiệu đặc biệt, hoặc một kết hợp tinh tế giữa tên và hình ảnh.

Điều kiện bảo hộ cũng có thể bao gồm việc duy trì tính liên tục của nhãn hiệu, tức là sự liên tục trong việc sử dụng và quảng bá nhãn hiệu trên thị trường. Nếu một nhãn hiệu không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, nó có thể mất quyền bảo hộ.

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền

Tổng cộng, việc hiểu rõ và tuân theo những điều kiện bảo hộ nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất là quan trọng để đảm bảo sự thành công và ổn định cho doanh nghiệp và những người chủ sở hữu nhãn hiệu trong thị trường ngày nay. Liên hệ ngay SBLAW để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất từ các luật sư của chúng tôi.

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Tầng 6, PDD Building, Số 162 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0904340664
  • Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn

Tham khảo thêm >> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Đăng ký nhãn hiệu tại Mexico

Đăng ký nhãn hiệu tại Mexico Qua tìm hiểu chính sách pháp luật của nhiều nước khác nhau trên thế giới để có thể hỗ