Hiện tại, trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và Luật Luật sư, khái niệm Luật sư sở hữu trí tuệ chưa được đề cập tới. Vậy điều kiện trở thành luật sư sở hữu trí truệ cần những gì, căn cứ vào nội dung hai luật nói trên, có thể đưa ra khái niệm về Luật sư sở hữu trí tuệ như sau
Để trở thành luật sư sở hữu trí tuệ cần điều kiện gì?
Luật sư sở hữu trí tuệ trước hết phải là một luật sư theo quy định của Luật luật sư. Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cử nhân Luật phải trải qua một khóa đào tạo nghề luật sư, khóa đào tạo này sẽ kéo dài 1 năm.
Sau khi nhận chứng chỉ từ khóa đào tạo nghề luật sư, người tập sự hành nghề luật sư sẽ trải qua 1 năm thực tập tại các tổ chức hành nghề luật sư, là các công ty luật, các văn phòng luật sư, dưới sự hướng dẫn của các luật sư có kinh nghiệm hành nghề.
Trong giai đoạn này, người tập sự hành nghề luật sư có thể định hướng cho mình mảng luật nào mà mình sẽ hành nghề trong tương lai, phù hợp với niềm đam mê và sở trường của mình. Ví dụ luật sở hữu trí tuệ, luật hình sự…
Sau khi thực tập trong thời gian 12 tháng, người thực tập hành nghề luật sư sẽ trải qua một kỳ thi quốc gia do Bộ Tư Pháp tổ chức, nếu vượt qua kỳ thi này, thực tập hành nghề luật sư sẽ trở thành luật sư chính thức và có chứng chỉ hành nghề.
Trong Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ tồn tại khái niệm Người đại diện sở hữu công nghiệp, để trở thành người đại diện sở hữu công nghiệp thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định sau:
- Người đó phải có bằng cử nhân ở bất kỳ ngành học nào, ví dụ như kỹ sư hóa dầu, cử nhân công nghệ thông tin…
- Người đó phải hành nghề tư vấn sở hữu trí tuệ trong một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tối thiểu 5 năm.
- Nếu không hành nghề đủ 5 năm, người đó phải tốt nghiệp chuyên ngành đại học về sở hữu trí tuệ hoặc theo một khóa học về sở hữu trí tuệ, hoặc có luận văn tốt nghiệp đại học hoặc cao học về sở hữu trí tuệ.
Sau khi đã hội đủ các điều kiện trên, để chính thức trở thành đại diện sở hữu công nghiệp, người đó phải trải qua và đủ điểm đạt trong kỳ thi quốc gia về sở hữu trí tuệ, được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức, sau đó, người đó sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề người đại diện sở hữu công nghiệp và có thể hành nghề đại diện trong một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy là để trở thành Luật sư sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, một cá nhân phải có hai chứng chỉ hành nghề, đó là chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ Tư Pháp cấp và chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học công nghệ cấp.
Có thể nói, Luật sư sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là những người phải theo học một quá trình rất dài và trải qua rất nhiều kỳ thi, sát hạch.
Vai trò của luật sư sở hữu trí tuệ
Vai trò của Luật sư sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày nay rất quan trọng, họ là những người hiểu biết luật pháp nói chung và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ nói riêng, vì vậy họ sẽ giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân xác lập quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sư sở hữu trí tuệ còn là cầu nối giữa doanh nghiệp, người dân và các cơ quan công quyền, ví dụ như Cục sở hữu trí tuệ, tòa án, tạo thuận lợi cho việc xử lý đơn đăng ký xác lập quyền như sáng chế, nhãn hiệu, được xử lý nhanh chóng, hạn chế sai sót.
Vì vậy, một lời khuyên cho các doanh nghiệp khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình, đó là nên tìm đến các luật sư có uy tín trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để được tư vấn và bảo hộ thỏa đáng tài sản sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Các công việc của luật sư giải quyết tranh chấp gồm:
- Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
- Tư vấn, cử luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ việc vi phạm bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh,
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp tên miền, bản quyền trên internet và truyền hình.
- Tư vấn và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
- Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng, thoả thuận giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài.
- Cử luật sư đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng gồm có cục sở hữu trí tuệ, cục bản quyền, thanh tra sở hữu trí tuệ.
- Hướng dẫn và trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, bản quyên.
- Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án và trọng tài thương mại.
- Nghiên cứu và làm đơn khiếu nại các quyết định hành chính về sở hữu trí tuệ của cục sở hữu trí tuệ và bản quyền.
- Tư vấn, hướng dẫn chủ thể quyền thực hiện quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm tự bảo vệYêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
+ Khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, đóng góp vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, là thước đo quá trình lớn mạnh của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết thông qua cơ chế luật sư giải quyết tranh chấp. SBLaw gồm các luật sư giỏi về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp.