[Baohothuonghieu.com] - Các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị đánh cắp tại nước ngoài đã và đang là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam. trong khi đó, việc đăng ký nhãn hiệu ở châu Âu để bảo vệ cho quyền lợi của mình lại rất đắt đỏ và phức tạp, bởi vì đây không phải chỉ là một nước mà là sự liên minh của cả 27 quốc gia. Để có thể đăng ký nhãn hiệu ở đây, ngoài việc trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Cộng đồng chung Châu âu (EUIPO – European Union Intellectual Property Office) thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì và quy trình nộp đơn ra sao? SBLAW sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Đăng ký nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
Liên minh Châu Âu tuân theo nguyên tắc nộp đơn “First to file” (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên). Điều đó có nghĩa là đối với bất kể nhãn hiệu nào ở Liên minh Châu Âu, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ có các quyền ưu tiên với nhãn hiệu đó so với người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau.
Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại EU
Vì Châu Âu là một liên minh thống nhất nên chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất, nếu được chấp nhận thì sẽ được bảo hộ trên phạm vi của 27 quốc gia và ngược lại, chỉ cần một quốc gia từ chối thì nhãn hiệu này sẽ mất hiệu lực bảo hộ trên toàn EU. Nếu rơi vào trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể chuyển đơn EUTM thành nhiều đơn đăng ký rồi nộp tại từng quốc gia mà mình mong muốn do hệ thống đăng ký nhãn hiệu ở từng quốc gia hoàn toàn độc lập với hệ thống EUTM. Ngày ưu tiên của đơn vẫn được lấy từ đơn EUTM.
Như vậy, về hình thức đăng ký nhãn hiệu ở EU, chủ nhãn hiệu có 04 (bốn) hình thức để lựa chọn:
- Nếu chủ nhãn hiệu chỉ có nhu cầu đăng ký tại một số nước trong EU thì chủ sở hữu nhãn hiệu nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở nước đó.
- Nếu chủ nhãn hiệu muốn được bảo hộ nhãn hiệu ở Bỉ, Hà Lan và Luxembourg thì có thể đăng ký tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ Benelux. Đây là văn phòng SHTT khu vực duy nhất ở EU chuyên bảo hộ nhãn hiệu cho 03 nước trên.
- Nếu chủ nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước trong EU, chủ nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng SHTT EU (EUIPO)
- Chủ nhãn hiệu có thể đăng ký EUTM bằng việc sử dụng hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (Madrid System). Trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể sử dụng đơn cơ sở (nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam), hoặc một đăng ký cơ sở (nhãn hiệu đã nộp đơn) để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của WIPO (World Intellectual Property Office) có chỉ định vào EU.
Lưu ý: Có 5 ngôn ngữ chính thức của EUIPO bao gồm tiếng Anh, tiếp Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu
- Đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu ( a request for application)
- Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (a correctly identified owner)
- Bản mô tả về nhãn hiệu và danh sách hàng hóa/dịch vụ nhãn hiệu đăng ký ( a clear representation of the mark and a list goods and services)
- Mẫu nhãn hiệu
- Giấy ủy quyền.
Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại EU
Quy trình Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn
Để đăng ký nhãn hiệu, trước tiên cần phải kiểm tra nhãn hiệu đó đã bị đăng ký qua hay chưa. Việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng đây là một bước vô cùng cần thiết nếu người nộp đơn muốn gia tăng tỷ lệ đăng ký thành công của mình, giúp người nộp đơn giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian, quyết định được phương án, chiến lược tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Việc kiểm tra nhãn hiệu có thể thực hiện qua 02 cách: Chủ sở hữu nhãn hiệu tự kiểm tra trên trang dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc nhờ chuyên viên tư vấn.
Khi chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành nộp đơn, nhãn hiệu không được thay đổi và lệ phí đã nộp sẽ không được hoàn lại.
Bước 2: Giám định
Sau khi nộp đơn, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nhận được thông báo về việc giám định đơn trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp đơn được ấn định. Nếu đơn được xác định là có lỗi hoặc có người phản đối đơn, EUIPO sẽ gửi thông báo và yêu cầu sửa đổi/trả lời phản đối trong thời hạn 02 tháng. Trường hợp việc sửa đổi/trả lời không được chấp nhận bởi cơ quan đăng ký có thể đơn đăng ký nahxn hiệu sẽ bị hủy.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi nhãn hiệu được công bố, trường hợp có sự phản đối của bên thứ ba, bên phản đối có 03 tháng để phản đối. Trường hợp phản đối thành công, nhãn hiệu đó không thể đăng ký nhãn hiệu EU nữa, tuy nhiên có thể chuyển đổi thành nhãn hiệu quốc gia.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp không có bất kỳ ai phản đối hoặc những ý kiến phản đối đơn yêu cầu được giải quyết, nhãn hiệu sẽ được công nhận bảo hộ tại EU. Người nộp đơn có thể nhận văn bằng bảo hộ sau khi thanh toán đầy đủ lệ phí.
Gia hạn nhãn hiệu tại Châu Âu
Cứ 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu phải gia hạn nhãn hiệu tại Châu Âu một lần. phí gia hạn phải được thanh toán theo hệ thống tương tự như chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ban đầu. Mỗi danh mục bổ sung cũng sẽ yêu cầu thêm một khoản phụ phí tương ứng khi gia hạn nhãn hiệu ở Châu Âu.
Ngoài ra, khi thay đổi bất kỳ chi tiết nào sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phải trả thêm khoản phí sửa đổi.
Tham khảo thêm >> Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu