Ưu và nhược điểm của việc đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid

[Baohothuonghieu.com] - Dù mỗi phương án có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào quốc gia và mục đích doanh nghiệp muốn hướng tới, nhưng có thể thấy, xu hướng các doanh nghiệp quan tâm và tìm đến phương thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài thông qua Hệ thống Madrid là nhiều hơn cả. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu nên trang bị cho mình những kiến thức bao quát nhất về Hệ thống Madrid trước khi quyết định thực hiện đăng ký.

Đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia trên thế giới

Đồng hành cùng nền Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới là xu hướng hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp lớn và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, rút kinh nghiệm từ các nhãn hiệu Việt đã bị chiếm đoạt tại thị trường nước ngoài trước đó, gần đây nhiều doanh nghiệp đã có ý thức bảo vệ nhãn hiệu của mình trước khi xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ngoài. Theo quy định, để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các quốc gia khác, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét việc chọn các phương án sau:

  • Đăng ký trực tiếp nhãn hiệu với Cơ quan Sở hữu trí tuệ của từng quốc gia;
  • Dựa vào đơn gốc/văn bằng gốc đã nộp/đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, qua Cục SHTT, chỉ định cùng một lúc nhiều quốc gia là thành viên của Nghị định thư Madrid và thỏa ước Madrid (sau đây gọi chung là hệ thống Madrid).

Dù mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào quốc gia và mục đích doanh nghiệp muốn hướng tới, nhưng có thể thấy, xu hướng các doanh nghiệp quan tâm và tìm đến phương thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài thông qua Hệ thống Madrid là nhiều hơn cả. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu nên trang bị cho mình những kiến thức bao quát nhất về Hệ thống Madrid trước khi quyết định thực hiện đăng ký.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU QUA HỆ THỐNG MADRID

Ưu điểm:

  • Chỉ với việc nộp một đơn thông qua Hệ thống Madrid người nộp đơn có thể đồng thời tiến hành được việc nộp đơn tại 124 quốc gia trong Hệ thống Madrid và được thanh toán phí trong một lần thay vì phải nộp đơn trực tiếp nhiều lần vàđến cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia của các lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu;
  • Sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thông qua hệ thống Madrid, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiếp tục tiến hành mở rộng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu bằng cách chỉ định thêm các quốc gia thành viên của hệ thống Madrid một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm về chi phí;
  • Dù người nộp đơn có chỉ định đến bao nhiêu quốc gia cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid thì cũng chỉ có một ngày hết hạn, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhãn hiệu cho tất cả hoặc bất kỳ quốc gia nào được chỉ định một cách đơn giản, tiện lợi, đồng nhất.
  • Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích ưu việt đó, việc đăng ký qua Hệ thống Madrid cũng có một số hạn chế mà người nộp đơn cần lưu ý sau đây:
  • Theo quy tắc tấn công trung tâm (quy tắc Central Attack), trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký, nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký ở nước xuất xứ. Ngay cả trong trường hợp đơn nhãn hiệu tại Việt Nam của người nộp đơn đã được cấp bảo hộ bởi Cục SHTT Việt Nam (nước cơ sở), nếu đăng ký này bị hủy hiệu lực bởi bên thứ ba hoặc bất kỳ lý do gì khác dẫn đến nó không còn hiệu lực thì nhãn hiệu quốc tế sẽ bị mất hiệu lực ở tất cả các nước. Hết 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu quốc tế mới có thể hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu quốc gia.

Nhược điểm

Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tác động bất lợi của quy tắc Central Attack, Hệ thống Madrid cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển đổi đăng ký quốc tế đã bị hủy thành nhiều đơn quốc gia hoặc khu vực trong vòng 3 tháng kể từ ngày có thông báo chính thức về việc hủy bỏ của WIPO và với điều kiện phải nộp thêm phí chuyển đổi theo luật của mỗi quốc gia được chuyển đổi. Đặc biệt, các đơn đăng ký quốc gia hoặc khu vực đó vẫn được giữ ngày nộp đơn như tại đăng ký quốc tế đã bị hủy bỏ.

Ngoài ra, với quy định chung của Madrid, chủ sở hữu nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế chỉ được phép chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân/ pháp nhân có quốc tịch của nước thành viên Madrid. Điều này đồng nghĩa với việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ đăng ký quốc tế cho chủ thể có quốc tịch của nước không phải thành viên Madrid là bất khả thi.

Nhìn chung, ngoài những quy định hạn chế mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý tuân theo, việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài thông qua hệ thống Madrid là một bước tiến lớn trong bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ sở hữu nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế, giảm chi phí bảo hộ ở nước ngoài và giúp xây dựng tài sản sở hữu trí tuệ có giá trị.

Tham khảo thêm >> Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan