Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

SBLAW tư vấn: Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông nghiệp.

Để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, về thủ tục đăng ký như sau:

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu

Đây là thủ tục quan trọng để đảm bảo danh mục sản phẩm hàng hóa trong hồ sơ đăng ký được thông qua hợp lệ. Việc phân nhóm sản phẩm được Cục SHTT chú trọng bởi đây là cơ sở để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm.

Theo bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Nice 11, sản phẩm nông nghiệp sẽ được xếp vào nhóm 29, 30, 31. Cụ thể các nhóm như sau:

- Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

- Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở…

- Nhóm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.

Tra cứu nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp

Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục tự nguyện trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Nếu bạn không muốn mất thời gian chờ đợi và rồi bị từ chối vì nhãn hiệu không hợp lệ thì nên tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và điều chỉnh để nâng cao khả năng đăng ký bảo hộ thành công.

Để tra cứu nhãn hiệu có hai hình thức. Với hình thức tra cứu sơ bộ thì hiện nay tại Baohothuonghieu.com, quý khách sẽ được tra cứu miễn phí và trả kết quả trong 2 ngày. Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất thì cần phải chọn tra cứu không chính thức tại Cục SHTT. Baohothuonghieu.com sẽ tiến hành để tra cứu và trả kết quả sau 2 – 5 ngày kể từ ngày nhận được mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản

Người nộp đơn cần chuẩn bị tất cả các tài liệu, hồ sơ sau đây theo quy định của Luật SHTT để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.

Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu

+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

+ Danh mục sản phẩm nông sản cần đăng ký nhãn hiệu nêu ở trên

+ Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí theo quy định

+  Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu (gửi lại cho quý khách khi nhận được yêu cầu).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản:

Sau khi Cục SHTT nhận được đơn đăng ký từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền, Cục sẽ tiến hành làm việc theo quy trình sau đây:

- Xem xét hình thức đơn

Thời gian để thực hiện bước này là từ 1 – 2 tháng tính từ ngày Cục nhận được đơn đăng ký. Đơn sẽ được xem xét có đầy đủ tài liệu cần thiết hay chưa, hàng hóa/dịch vụ có được phân loại đúng nhóm không… Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết về mặt hình thức, đơn sẽ được thông báo hình thức hợp lệ tới người nộp đơn.

- Công bố đơn

Sau khi người nộp đơn nhận được thông báo đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ tiến hành công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghệ trong thời gian 2 tháng tính từ ngày có thông báo.

- Xem xét nội dung đơn

Thời gian để thẩm định, xem xét nội dung đơn thường mất rất nhiều thời gian, khoảng từ 9 – 12 tháng. Nếu nội dung không đáp ứng các điều kiện của Cục SHTT, chẳng hạn như nhãn hiệu bị trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký thì Cục sẽ từ chối bảo hộ và thông báo tới người nộp đơn để giải quyết.

- Cấp văn bằng bảo hộ

Nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sau 2 – 3 tháng tính từ ngày có thông báo nội dung đơn hợp lệ và người nộp đơn đã hoàn thành lệ phí.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nông sản của Baohothuonghieu.com:

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đều lựa chọn ủy quyền đăng ký nhãn hiệu cho các đơn vị đại diện Cục SHTT. Trong đó chúng tôi là một trong những đại diện được uy tín nhất. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp bao gồm:

- Tư vấn các vấn đề pháp luật về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung

- Tra cứu nhãn hiệu chính xác và nhanh chóng

Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ hoặc khả năng bảo hộ thấp sẽ được tư vấn điều chỉnh để tăng khả năng bảo hộ thành công

- Soạn thảo hồ sơ.

- Theo dõi tiến trình đơn và nhận thông báo từ Cục SHTT

- Gửi thông báo từ Cục SHTT tới chủ sở hữu nhãn hiệu và giải quyết các trường hợp đơn bị từ chối.

- Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và trao tận tay khách hàng.

» Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp:

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

BẢNG PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU

 BẢNG PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU HIỆN NAY LÀ BẢNG THEO CÔNG ƯỚC NICE VÀ CÔNG ƯỚC VIENNE.  1. Phân loại quốc tế về hàng hóa