Nhằm hướng tới bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép tại Việt Nam, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) cho biết sẽ đẩy mạnh thực hiện biện pháp pháp lý để xử lý các vi phạm về bản quyền khi sao chép tác phẩm không phép,
trong đó có các website, cửa hàng photocopy không được cấp quyền.
Trong tương lai có thể việc photo tài liệu sẽ không còn thể diễn ra vô tội vạ như hiện nay
Quyền tác giả bị xâm phạm trong lĩnh vực photocopy
Cần xin cấp phép nếu muốn photocopy tài liệu
VIETRO và SB LAW ký biên bản hợp tác đẩy mạnh bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép tại Việt Nam
Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam là tổ chức đại diện cho người nắm giữ quyền, là cầu nối giữa người nắm giữ quyền và người sử dụng tác phẩm. Hiệp hội vừa phục vụ lợi ích của người nắm giữ quyền, người sử dụng, vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội. Được biết, VIETRRO đại diện để khai thác giá trị kinh tế của các tác phẩm mà họ ủy quyền, thông qua việc cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và một số hình thức sử dụng số, bao gồm sao chép số và sử dụng trên Internet. Người nắm giữ quyền mà VIETRRO phục vụ rất đông đảo, bao gồm giới tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, trong đó có các nhà xuất bản, kể cả ở trong nước và ở nước ngoài. Thông qua thu và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ quyền, VIETRRO góp phần thiết thực vào việc khuyến khích giới tác giả trong hoạt động sáng tạo.
Lâu nay, việc xâm phạm về sao chép tác phẩm đang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Ví dụ như các cửa hàng photocopy hoặc các website tiến hành sao chép dưới dạng bản cứng và số hoá không phép giáo trình, sách, truyện.
Đứng trước thực tế nêu trên, VIETRRO sẽ tăng cường thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ và thực thi quyền liên quan đến quyền sao chép tác phẩm. Để thực hiện mục tiêu đó, VIETRRO đã tổ chức buổi ký kết khung hợp tác với Công ty luật sở hữu trí tuệ SB LAW về bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép tại Việt Nam. Qua việc hợp tác, Ông Hoàng Trọng Quang, chủ tịch Hiệp hội, cho biết “hai bên sẽ hướng đến các mục tiêu: Triển khai xử lý vi phạm các trang web buôn bán tài liệu, giáo trình online trên cơ sở danh mục của VIETRRO; Lên lộ trình cụ thể thực hiện cấp phép sao chép các tác phẩm VIETRRO nắm quyền cho các hộ photocopy; Triển khai thực hiện các công việc nhằm mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền trong các vụ xử lý vi phạm”
Về phía bảo trợ pháp lý, Luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc SB LAW, cũng cam kết “SB LAW sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ cho VIETRRO trong quá trình thực hiện các đề án cấp phép sao chụp trong trường học, cấp phép số và cấp phép sao chụp ngoài trường học.”
Như vậy, nhiều khả năng trong tương lai việc photocopy sẽ bị thắt chặt, thay vì hoạt động vô tội vạ, không hề tôn trọng tác quyền như hiện nay. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh, nhất là khi Việt Nam đã đạt được thỏa thuận đàm phán TPP với những điều khoản rất nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ. Dù vậy, rõ ràng để điều này có thể trở thành sự thật thì vẫn còn là cả một chặng đường dài, đặc biệt là trước tình trạng xâm phạm bản quyền vốn rất phổ biến ở Việt Nam.
theo Minh Minh vntinnhanh.vn
» Bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam
»