Bát nháo bản quyền bài phối karaoke

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 386 lượt xem Đăng ngày 20/10/2021

Việc sao chép, “xào nấu” lẫn nhau các bài hòa âm phối khí trên midi karaoke giữa các công ty kinh doanh dịch vụ này bắt đầu lộ diện sau khi Maseco lên tiếng mình bị vi phạm.

Sau khi lên tiếng về việc mình bị xâm phạm bản quyền sản phẩm bài phối khí midi karaoke,

Công ty dịch vụ cổ phần Phú Nhuận (Maseco) đã ủy quyền cho Công ty luật Đại Việt Luật tiến hành khởi kiện các công ty:  TNHH TM-DV Đông Hải, TNHH TM-DV sản xuất điện tử Cali,TNHH điện tử Tiến Đạt, CP truyền thông Sơn Ca,…

Từ vụ “lùm xùm” này, sự bát nháo của thị trường bài phối karaoke mới được nhìn thấy. Trong khi Maseco là đơn vị đầu tiên đăng ký bản quyền tác giả đối với các bản phối midi karaoke tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, thì nhiều công ty khác còn lấn cấn, phải “nghiên cứu lại” xem mình có vi phạm bản quyền hay không.

Tôi vi phạm 10, anh xào nấu 2.000



Ngay khi Maseco ủy quyền Công ty Đại Việt Luật phát công văn đến các đơn vị bị cho là vi phạm bản quyền, thì việc sao chép, xào nấu lẫn nhau các bài hòa âm phối khí trên midi karaoke giữa các công ty kinh doanh dịch vụ này bắt đầu lộ diện.

Đã có những phản ứng từ các bên vi phạm rằng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam cấp bản quyền cho các bản phối khí midi karaoke của Maseco là chưa đúng. Họ cũng cho rằng không nên khẳng định vội vã ai copy của ai vì quy trình sản xuất đĩa midi karaoke giống nhau khi áp dụng quy trình cover lại các bài hát trên nền nhạc. Có đơn vị còn cho rằng chính Maseco cũng đi sao chép lại các bài hát độc quyền từ những công ty mà Maseco “tố”.

Luật sư Đinh Quốc Tuấn, đại diện pháp lý của Maseco nói: ” Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa nhận bất kỳ sự phản hồi nào từ phía các doanh nghiệp cho rằng chúng tôi có vi phạm bản quyền bài phối Midi Karaoke của họ. Trên thực tế, họ đã vi phạm hàng ngàn bài phối Midi Karaoke thuộc quyền sở hữu của chúng tôi“.

Công ty Đông Hải, trong công văn phúc đáp gửi đến Đại Việt Luật và Maseco đã yêu cầu “chứng minh Maseco là chủ sở hữu các bài phối nhạc midi karaoke” mà Đông Hải đang sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả Đông Hải cũng thể hiện sự không rõ ràng khi cho biết cần phải nghiên cứu lại xem mình có vi phạm hay không rồi mới ngồi vào bàn làm việc với Maseco!




Trao đổi với PV VietNamNet xung quanh vấn đề vi phạm quyền tác giả các bài phối khí midi karaoke gây xôn xao những ngày qua giữa Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) với khoảng 10 đơn vị khác, ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, cho biết: “Nếu các bên liên quan yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp các xác nhận, chứng cứ đã đăng ký bản quyền tác giả của đơn vị đã đăng ký tại Cục. Và sẽ có ý kiến khi các bên chính thức gửi công văn đến Cục Bản quyền tác giả Việt Nam”.


Trong công văn gửi đến Maseco và Đại Việt Luật, Công ty Đông Hải nêu: “Sau khi nghiên cứu, xác định rõ chúng tôi có vi phạm quyền tác giả của Maseco hay không, chúng tôi sẽ tiến hành làm việc với Maseco để giải quyết vấn đề trên tinh thần đồng nghiệp”.

Đến thời điểm này, ông Huỳnh Tiết, GĐ Bến Thành Audio video cũng cho biết: “Vấn đề không quá nghiêm trọng. Các bên liên quan đến chuyện này đã có một cuộc gặp mặt trực tiếp để giải thích, cùng ngồi lại tháo gỡ vấn đề. Trong tuần tới các bên sẽ ấn định một ngày nữa để trao đổi, giải quyết vấn đề một cách ôn hòa, trên tinh thần hợp tác”.

Không có chức năng cũng vi phạm?



Việc các công ty có chức năng cung cấp các bản phối midi karaoke vi phạm đã đành, theo luật sư Đinh Quốc Tuấn, các công ty không có chức năng này cũng vi phạm quyền tác giả các bài phối khí: “Một số đơn vị đã phản hồi sau khi chúng tôi gửi công văn đến. Tuy nhiên, vẫn còn một số công ty im lặng, chưa có động thái trả lời. Cũng có đơn vị phúc đáp công văn rằng họ không vi phạm vì lĩnh vực kinh doanh của họ không có chức năng này”.

Chẳng hạn Công ty TNHH TM-DV-SX điện tử Cali, trong công văn gửi đến Đại Việt Luật, khẳng định “Chúng tôi không liên quan gì đến việc vi phạm các bài phối midi karaoke”, vì họ chỉ sản xuất các mặt hàng điện tử, không có chức năng sản xuất và phát hành băng đĩa nhạc có nội dung và hình ảnh.

Tuy nhiên cũng trong công văn này, Cali lại cho biết: “Đĩa nhạc mà chúng tôi bán kèm theo đầu máy karaoke 6 số mang nhãn hiệu California do Công ty TNHH TM-DV Đông Hải sản xuất và phát hành, chúng tôi mua đĩa này của Công ty Đông Hải để bán lại”. Đơn vị này cũng đã vi phạm bản quyền vì họ dùng những bản phối karaoke để kinh doanh dù là thu lợi nhuận gián tiếp.

Luật sư Đinh Quốc Tuấn khẳng định: “Hiện nay, chúng tôi đã thu thập được rất nhiều chứng cứ vi phạm của các đơn vị này đối với Maseco. Dựa theo đó, chúng tôi vẫn đang trong tiến trình hoàn chỉnh hồ sơ khởi kiện các công ty này”.

Thực trạng “anh lấy của tôi” nhưng “tôi lấy của người khác” khiến việc phân xử bản quyền bài phối karaoke sẽ hứa hẹn còn nhiều bất ngờ!

Nguồn “VietNamNet”

    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Luật Sư Để Bảo Hộ Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ Của Bạn

    Bài viết cùng chủ đề:

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    60 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    25 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    20 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    5 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    384 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    526 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    457 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    255 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    311 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    523 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    443 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    412 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    326 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    276 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    249 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN
    342 lượt xem 20/10/2021

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN Một thỏa thuận bản quyền với Google sẽ là cơ hội lớn cho các tác giả Việt Nam, nhưng cũng đặt ra một tình thế với nhiều hệ lụy mà giới xuất bản trong nước chưa thể hình dung sẽ xử lý ra...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *