Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Lợi ích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 85 lượt xem Đăng ngày 20/02/2024
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì

[Baohothuonghieu.com]Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống pháp luật, đảm bảo rằng sự sáng tạo và công bằng trong lĩnh vực kinh doanh được bảo tồn và khuyến khích. Bài viết này SBLAW sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều tra những lợi ích to lớn mà hành động này mang lại cho cả cá nhân và doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đề cập đến việc nhà nước và các chủ thể sở hữu trí tuệ sử dụng các biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo an toàn và không bị xâm phạm quyền sở hữu của họ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ thông qua các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước, bao gồm khởi kiện tại Toà án hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Thanh tra Khoa học và Công nghệ (đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng), hoặc gửi tới các cơ quan như Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các Nghị định liên quan.

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Bất kỳ một sản phẩm hay giải pháp mới nào được đưa ra thị trường gặt hái nhiều thành công thì sẽ sớm trở thành mục tiêu của nhà sản xuất khác, các đối thủ cạnh tranh sao chép, học hỏi và phát triển.

Trong một số trường hợp, nếu đối thủ cạnh tranh có lợi thế hơn về tiềm lực, quy mô, danh tiếng hơn thì người có sản phẩm nguyên gốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Đôi khi chính người sáng tạo gốc sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường nhưng chẳng thể nào mà đòi lại được tài sản sở hữu trí tuệ của mình do không độc quyền sở hữu tài sản đó.

Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định.

Bên cạnh đó,  khi có được quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp, cá nhân có thể chuyển giao quyền đó cho người khác để thu lợi nhuận khi không còn nhu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ đó nữa, nói cách khác khi đăng ký sở hữu trí tuệ làm hữu hình hóa tài sản hữu hình một chút bằng cách tiến hành độc quyền sử dụng chúng là cơ sở duy nhất để bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ này.

Lợi ích của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì

Nhờ có bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có thể tránh được những thiệt hại kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối tượng xấu. Mọi cá nhân và doanh nghiệp đều cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những lý do quan trọng sau đây:

  1. Khuyến khích sự sáng tạo: Bảo vệ sở hữu trí tuệ là động lực quan trọng, khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Điều này giúp tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho cả xã hội.
  2. Lợi ích cho người tiêu dùng: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng bằng cách đảm bảo rằng họ sử dụng và tiếp xúc với những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và độ duy nhất.
  3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nơi mà doanh nghiệp có đủ động lực để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  4. Lợi ích Quốc gia: Bảo hộ sở hữu trí tuệ góp phần vào sự phát triển của quốc gia bằng cách tạo ra một nguồn thu nhập từ các hoạt động sáng tạo và kinh doanh, đồng thời củng cố vị thế kinh tế quốc gia trên trường quốc tế.
  5. Thúc đẩy kinh doanh: Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cung cấp an ninh pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp để tập trung vào phát triển kinh doanh mà không lo ngại về việc bị sao chép hoặc cạnh tranh không fair.
  6. Tạo uy tín cho doanh nghiệp: Sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu và độ tin cậy từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Tòa án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như:

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199, Điều 200 Luật SHTT và các Nghị định: 106/2006/NĐ-CP, Nghị định 47/2009/NĐ-CP, Nghị định 57/2005/NĐ-CP, Nghị định  số 172/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2005/NĐ-CP).

Để bảo hộ hãy lựa chọn loại hình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ:

Mọi thông tin chi tiết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ ngay cho SBLAW. Thông tin liên hệ dưới đây:

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Tầng 6, PDD Building, Số 162 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0904340664
  • Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
    15 lượt xem 08/05/2025

    Nhãn hiệu là chỉ dẫn thương mại và sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là thành quả đầu tư của doanh nghiệp. Phải mất hàng chục và hàng trăm năm doanh nghiệp mới có thể hình thành lên một tập hợp các tài sản sở hữu trí tuệ. Để quản lý khối tài sản sở...

    Ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại trọng tài
    23 lượt xem 08/05/2025

    Trong thời gian vừa qua, SBLAW đã được khách hàng lựa chọn là luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tại một trung tâm trọng tài. Các luật sư SBLAW với việc am hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã hỗ trợ...

    SBLAW bảo vệ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính liên quan tới sở hữu trí tuệ
    79 lượt xem 04/05/2025

    SBLAW bảo vệ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính liên quan tới sở hữu trí tuệ. Trong thời gian gần đây, bên khởi kiện đã khởi kiện ra tòa án hành chính về một quyết định liên quan tới sở hữu trí tuệ, tòa án đã thụ...

    Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
    172 lượt xem 04/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 là điều ước đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm hiện tại, nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, Hiệp định đã có 166 Quốc gia thành viên trên toàn thế...

    Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ trong luật Tổ chức Toà án Nhân dân (Sửa đổi)
    175 lượt xem 16/08/2024

    Mới đây, ngày 24 tháng 06 năm 2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (“TAND”) (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật sửa đổi tập trung vào những nội dung lớn như: quy định nội hàm quyền tư pháp (Điều 2); sửa đổi, bổ sung nhiệm...

    Trách nhiệm của các Kols trong việc quảng cáo
    202 lượt xem 19/04/2024

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Ai là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với văn bản do máy tạo ra?
    141 lượt xem 14/03/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính xác, vì hầu hết pháp luật và quy định trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chính xác về ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Tại...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    393 lượt xem 26/02/2024

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    77 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
    114 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Dưới đây là bốn phương thức chính trong việc thực thi quyền...

    Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
    74 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc. Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của WIPO càng trở nên thiết yếu trong việc...

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ 
    68 lượt xem 15/10/2023

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, Cục Sở Hữu...

    Dịch vụ đăng ký Sở hữu trí tuệ
    861 lượt xem 02/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Trong vài năm gần đây, sở hữu trí tuệ đã trở thành một lĩnh vực thu hút sự quan tâm từ nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư...

    SBLAW là công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam theo xếp hạng của Legal 500
    210 lượt xem 02/09/2023

    Theo công bố mới nhất của Legal 500, Công ty luật SBLAW được xếp hạng là một trong những công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Sau đây là nội dung xếp hạng của Legal 500: SB LAW advises domestic and international clients on a range of trademark, patent, industrial...

    Các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ phổ biến
    80 lượt xem 12/06/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong các trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường gặp, chúng ta có thể chia thành hai loại chính: tranh chấp về quyền tác giả và tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Dưới đây SBLAW các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ thường xảy...

    Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    110 lượt xem 26/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – SBLAW tư vấn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ áp dụng nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi...

    0904.340.664