Bảo hộ thương hiệu sản phẩm thời trang ra nước ngoài

Chúng tôi là công ty thời trang, muốn bảo hộ thương hiệu ra Asean như Hàn Quốc, Nhật Bản, vậy chúng tôi phải làm thế nào? Mong công ty sở hữu trí tuệ giúp đỡ?

Luật sư trả lời:

Theo yêu cầu của Quý công ty, chúng tôi gửi bản đề xuất dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài như dưới đây để Quý công ty tiện tham khảo và xem xét:

1. Phạm vi công việc của luật sư.

Nếu được lựa chọn là đại diện pháp lý, thay mặt Quý Công ty tiến hành công việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

• Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định trước khi nộp đơn;

• Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài để Quý Công ty ký;

• Hỗ trợ Quý Công ty thực hiện các thủ tục công chứng/hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu nộp đơn theo qui định của từng quốc gia (nếu có);

• Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại các quốc gia nộp đơn trực tiếp;

• Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho Quý Công ty về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn theo qui định của từng quốc gia đăng ký)

• Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của các cơ quan đăng ký (nếu có) trong quá trình theo đuổi đơn (thông báo muộn nhất sau 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo liên quan từ các cơ quan đăng ký);

• Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước đăng ký trực tiếp và bàn giao cho Quý Công ty.

• Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký.

• Cập nhật ngày hiệu lực của các GCN đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của S&B và sẽ nhắc nhở Quý Công ty gia hạn GCN đúng thời hạn.

2. Thông tin nhãn hiệu đăng ký và chi phí đăng ký

2.1. Nhãn hiệu dự định đăng ký

Theo thông tin thì Quý công ty sẽ đăng ký 1 nhãn hiệu (bao gồm cả phần hình và phần chữ) cho nhóm 25 sản phẩm “quần áo” tại Asean, Hàn Quốc và Nhật Bản

1.1 Phương thức đăng ký

a) Đăng ký theo Hệ thống Madrid

Với các nước Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản Chị Như Hoa có thể lựa chọn phương thức nộp đơn quốc tế theo Nghị định thư Madrid. Lợi ích của việc đăng ký theo hệ thống Madrid là Người Nộp Đơn chỉ cần nộp một đơn duy nhất để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều nước khác nhau, giúp tiết kiệm được chi phí cũng như rút ngắn được thời gian đăng ký (không chênh nhau nhiều so với nộp đơn trực tiếp), thủ tục đăng ký đơn giản hơn so với cách thức nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia chỉ định.

Để Quý công ty có thêm thông tin, thời hạn thẩm định nhãn hiệu theo Đơn quốc tế Madrid là 21 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ với điều kiện đơn không bị phản đối bởi bên thứ ba hoặc bị từ chối bảo hộ trong thời gian thẩm định. Trong trường hợp Đơn có thiếu sót, từ chối thì thời gian này có thể bị kéo dài thêm phụ thuộc vào qui định của từng nước đăng ký. Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong vòng 10 năm tính từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần thêm 10 năm.

b) Nộp đơn trực tiếp tại các nước Asean còn lại (Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Brunei)

Đối với các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, những nước không phải là thành viên hệ thống Madrid, lựa chọn duy nhất là Quý Công ty sẽ nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia.

Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia:

Thời gian thực hiện     Tra cứu    Đăng ký

Lào    05-07 ngày làm việc    08-12 tháng

Campuchia    10-15 ngày làm việc    08-12 tháng

Malaysia    10-15 ngày làm việc    12-16 tháng

Indonesia    05-07 ngày làm việc    15-20 tháng

Myanmar    10-20 ngày làm việc    01 - 03 tháng

Thái Lan    07-10 ngày làm việc    14-18 tháng

Brunei    05-07 ngày làm việc    12 -14 tháng

Chi phí đăng ký dự kiến cho việc tra cứu (Không bắt buộc, vì vậy  nếu Quý công ty không tiến hành tra cứu trước thì sẽ trừ đi khoản phí này) và đăng ký 01 nhãn hiệu cho 01 nhóm được tính như sau:



3. Qui trình đăng ký nhãn hiệu

Tại hầu hết các nước chỉ định, qui trình đăng ký nhãn hiệu đều phải trải qua các giai đoạn (i) thẩm định hình thức Đơn, (ii) thẩm định nội dung đơn (xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo luật định hay không) và (iii) công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp và (iv) cấp bằng. Tại một số nước, công bố đơn được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung. Tại Myanmar, Cục SHTT không cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đăng ký mà chỉ ghi nhận trên cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký.

» Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan