Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Mường Lò cho sản phẩm gạo

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 293 lượt xem Đăng ngày 25/10/2021
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Mường Lò cho sản phẩm gạo

Ngày 22/01/2018, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 264/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00061 cho sản phẩm gạo “Mường Lò” nổi tiếng.

Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ là Tổ chức quản lý này.

Ảnh Gạo và cơm Séng Cù Mường Lò

Câu truyền khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc. Là một trong bốn thung lũng lớn nổi tiếng vì phong cảnh đẹp và khí hậu trong lành, Mường Lò được xếp thứ hai sau Mường Thanh của tỉnh Điện Biên, đứng trên Mường Than thuộc huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu và Mường Tấc thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Mường Lò là vùng đất dốc tụ được kiến tạo từ hàng triệu năm trước do sông Ngòi Thia, sông Ngòi Nung, sông Suối Đôi và hàng chục dòng suối lớn nhỏ mang phù sa từ trên các sườn núi bồi đắp nên Mường Lò nổi tiếng với hoa ban, gạo Mường Lò, xôi ngũ sắc… “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” đã thành danh và được nhiều người biết trong văn hóa ẩm thực. Hương thơm của gạo đã bay xa và đã đi vào những vần thơ đẹp:

“Muốn ăn gạo trắng nước trong

Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”

“Mường Lò gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về”

Trong cơ cấu giống của Mường Lò, Séng Cù và Hương Chiêm là hai giống lúa hàng hóa chất lượng chủ lực góp phần tạo nên danh tiếng gạo Mường Lò.

Gạo Séng Cù thon dài, hạt chắc, đều, ít bị gãy vỡ. Màu gạo trắng ngà, hơi bóng, mùi thơm đậm và có chiều dài trung bình trong khoảng 6,71  ± 0,2 mm. Hàm lượng tinh bột trong khoảng 81,64 ± 1,11%, hàm lượng protein trong khoảng 8,71 ±  0,31%, hàm lượng amyza trong khoảng 17,13 ±  0,31%, nhiệt độ hóa hồ trong khoảng 63 ± 2,1oC.

Gạo Hương Chiêm thon dài, nhỏ, ít bị gãy vỡ. Chiều dài trung bình trong khoảng 5,67  ± 0,13mm. Màu gạo trắng hoặc trắng ngà. Mùi gạo từ thơm nhẹ đến thơm đậm. Hàm lượng tinh bột trong khoảng 82,21 ± 0,78%, hàm lượng protein trong khoảng 8,9 ±  0,31%, hàm lượng amyza trong khoảng 19,08 ±  0,28%, nhiệt độ hóa hồ trong khoảng 66 ± 1,5oC.

Danh tiếng của gạo Mường Lò có được là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây lúa gạo và những kinh nghiệm tích lũy được của người dân.

Khu vực địa lý nằm trong vùng đất cổ, được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn, có kiểu địa hình là thung lũng hình lòng chảo, địa hình khá bằng phẳng và nằm ở  độ cao dưới 250 mét so với mực nước biển. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.400 – 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2oC. Độ ẩm trung bình năm dao động trong khoảng 80%. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1800 giờ. Biên độ nhiệt ngày và đêm từ  8 – 14oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của cây và tích luỹ chất khô của hạt lúa. Chỉ số này cao sẽ thúc đẩy cho quá trình tích lũy protein, chuyển hóa và tích lũy phenol thơmtrong hạt thóc. Vì vậy, gạo Séng Cù và Hương Chiêm Mường Lò đều có mùi thơm mạnh và hàm lượng protein cao. Thổ nhưỡng của khu vực địa lý là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, tầng mùn tương đối dày, tầng dày phong hóa lớn. Thành phần dinh dưỡng của đất thuộc nhóm từ khá đến giàu, trong đó N tổng số từ 0,145 – 0,21%, K2O tổng số từ 1,05 – 1,41%, N dễ tiêu từ 0,142 – 0,21%, chất hữu cơ từ 1,98 – 2,95%, K2O dễ tiêu cao từ 89,51 – 115,46 mg/kg, P2O5 dễ tiêu cao từ 68,08 – 88,35 mg/kg. Là đất phù sa glây thường xuyên ứ nước nên pHKCL thấp từ 3,01 – 4,01. Do đất có các thành phần dinh dưỡng quan trọng như N tổng số, N dễ tiêu, K2O tổng số, K2O dễ tiêu, P2O5 dễ tiêu và OM đều thuộc nhóm từ khá đến giàu, đặc biệt là K2O dễ tiêu và P2O5 cao nên khi được trồng tại Mường Lò, các giống lúa thơm như Séng Cù và Hương Chiêm ngoài việc giàu hàm lượng proteine và tinh bột còn có chỉ số mùi thơm cao hơn so với các nơi khác.

Kinh nghiệm của người dân cũng góp phần không nhỏ làm cho danh tiếng của gạo Mường Lò ngày càng được nhiều người biết đến. Trải qua quá trình định cư lâu dài tại Mường Lò, người Thái Đen đã có một hệ thống các tri thức bản địa quý giá trong sản xuất lúa, kết hợp với các luật tục trong việc bảo vệ nguồn nước, môi trường, bảo vệ nguồn giống quý hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững như hiện nay. Từ lâu, dân tộc Thái đã biết xây dựng hệ thống thủy lợi với mương – phai – lái – lin là một trong những kỹ thuật đạt tới trình độ cao nhất, sớm nhất và chuyên nghiệp trong canh tác lúa. Với công cụ thủ công dao và xẻng, họ đã đào hệ thống mương dẫn nước dài hàng chục cây số để dẫn nước về khắp các ruộng lúa trong vùng. Cùng với mương là phai, hệ thống đập làm bằng tre và đá ngăn nước từ suối dâng lên cao chảy vào các mương đưa nước tới ruộng. Để chia nước vào các ruộng là các lái (mương nhỏ) và lin (ống dẫn nước bằng cây bương, cây vầu tới từng thửa ruộng) dẫn nước tới từng chân ruộng để ruộng nào cũng đủ nước cho lúa. Ngoài ra, người dân còn biết đốt rạ lấy tro tăng độ phì nhiêu cho đất, kỹ thuật thả bèo tấm giữ ấm cho lúa vào mùa đông vẫn được duy trì. Phương pháp chọn ủ và làm phân xanh thay cho các loại phân hóa học vừa phát triển được cây lúa đồng thời bảo vệ được nguồn nước, bảo vệ được môi trường. Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc được tích lũy từ lâu đời, người dân Mường Lò đã tích cực tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và chế biến để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.

Khu vực địa lý: Phường Trung Tâm, phường Tân An, phường Pú Trạng, phường Cầu Thia, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Phúc, xã Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ, xã Thanh Lương, xã Thạch Lương, xã Sơn A, xã Hạnh Sơn, xã Phúc Sơn, xã Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

theo phòng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế – noip.gov.vn

» Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý

    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Luật Sư Để Bảo Hộ Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ Của Bạn

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không?
    9 lượt xem 21/02/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Chỉ dẫn địa lý là một trong những phần được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi liệu chỉ dẫn địa lý có được bảo hộ vô thời hạn hay không vẫn là một điều mà nhiều người chưa hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có...

    38 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
    5 lượt xem 20/02/2024

    [Baohothuonghieu.com] –  Thông tin chi tiết về 38 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đánh bại nhiều đối thủ trong lĩnh vực nông sản và xác định vị thứ hai sau Thái Lan trong khu vực ASEAN. Việt Nam, với lợi thế là nước nông nghiệp và những đặc trưng...

    Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam
    3 lượt xem 20/01/2024

    Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam Dưới đây là Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam được cập nhật tới Ngày 20/02/2024 Tham khảo thêm >> Chỉ dẫn địa lý là gì? Danh sách chỉ dẫn địa lý được bảo hộ...

    Vai trò của chỉ dẫn địa lý trong kinh doanh thương mại
    5 lượt xem 20/11/2023

    Vai trò của chỉ dẫn địa lý trong kinh doanh thương mại Vai trò của chỉ dẫn địa lý trong việc xúc tiến thương mại rất quan trọng, đặc biệt là đối với kinh doanh xuất khẩu. Chỉ dẫn địa lý mang lại giá trị gia tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và...

    Kon Tum cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ‘Ngọc Linh’ cho sản phẩm sâm củ
    5 lượt xem 20/08/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Sáng ngày 16/8/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ trao Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của hai công ty trên địa bàn tỉnh. Đây là bước tiến quan trọng, đặc biệt...

    Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật
    4 lượt xem 21/05/2023

    Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý cụ thể, nơi có đặc điểm tự nhiên hoặc nhân văn riêng biệt, tạo nên chất lượng, danh tiếng đặc thù cho sản phẩm đó. Vậy, ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa...

    Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
    5 lượt xem 21/05/2023

    Cà phê Buôn Ma Thuột được công nhận là tên gọi xuất xứ hàng hóa số 00004 vào năm 2005, sau đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2020. Sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp chế biến khô và ướt trên cao nguyên Buôn Ma Thuột,...

    Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
    3 lượt xem 05/04/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam đòi hỏi sự cẩn trọng và chi tiết để đảm bảo tính pháp lý và độc quyền cho người đăng ký. Quy trình này bao gồm việc nộp đơn, kiểm tra và công bố, giúp bảo vệ những phát minh độc đáo...

    Tư vấn về chỉ dẫn địa lý trên sóng truyền hình VCTV15
    2 lượt xem 27/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – SBLAW thông tin về chương trình sở hữu trí tuệ của Invest TV thuộc Đài Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV15). Trong chương trình này, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã trả lời các phóng viên chương trình các câu hỏi liên quan tới việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy...

    Bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
    2 lượt xem 05/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Đặc trưng của hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý chính là việc quản lý không chỉ ở khâu sản xuất, từ nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất… mà còn quản lý cả kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, ngoài...

    Hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
    6 lượt xem 05/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của nhà nước, vì vậy, nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan chức năng như (Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ...

    Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý
    33 lượt xem 20/02/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Bao giờ bạn có thắc mắc hoặc nhầm lẫn giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý? Làm thế nào để phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này? Hãy để SBLAW hỗ trợ bạn trong việc so sánh phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý...

    Hiệu lực giấy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
    3 lượt xem 20/11/2022

    Hiệu lực giấy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Theo Điều 93 của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, về hiệu lực của các văn bằng bảo hộ được quy định như sau: Văn bằng bảo hộ có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bằng sáng chế có hiệu lực từ...

    Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế
    3 lượt xem 23/04/2022

    Các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế bao gồm: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại tự...

    Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam
    0 lượt xem 10/04/2022

    Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam Dưới đây là Danh sách các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam được cập nhật tới Ngày 20/02/2024 Danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc...

    Vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản thuộc top 10 sự kiện khoa học và công nghệ 2021
    995 lượt xem 25/01/2022

    Được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật, Vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản lại một lần nữa trở thành tâm điểm...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *