Bản quyền tác giả Việt Nam năm 2013

Bản quyền tác giả Việt Nam năm 2013 - Mười vấn đề và sự kiện

Bản quyền tác giả Việt Nam năm 2013 - Mười vấn đề và sự kiện

Bản quyền tác giả Việt Nam năm 2013 - Mười vấn đề và sự kiện

Cục Bản quyền tác giả lựa chọn 10 vấn đề và sự kiện chính nhằm phản ánh một số hoạt động về quyền tác giả, quyền liên quan trong năm 2013.

1. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được ban hành.

Ngày 16/ 10/ 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định có 43 điều gồm 3 điều khoản thi hành và 40 điều quy định về phạm vi, hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, mức phạt tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan quy định trong Nghị định đối với cá nhân là 250.000.000đ, đối với tổ chức là 500.000.000đ.

2. Cục Bản quyền tác giả đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Ngày 17/01/2013 Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 138/QĐ-CTN trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Bản quyền tác giả ghi nhận quá trình xây dựng, phấn đấu của Cục Bản quyền tác giả trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Là một đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, được thành lập từ năm 1987, trải qua 26 năm, ban đầu chỉ có 4 người, đến nay bộ máy tổ chức của Cục Bản quyền tác giả đã từng bước phát triển và dần hoàn thiện với 24 cán bộ công chức và người lao động gồm Ban lãnh đạo, Văn phòng, 3 phòng chuyên môn, và 2 văn phòng đại diện tại TP. HCM và Đà Nẵng.

Mười vấn đề và sự kiện Bản quyền tác giả Việt Nam

3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền tác giả, quyền liên quan trong công chúng. Cục Bản quyền tác giả đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi khảo sát tại địa phương, tổ chức nhiều cuộc hội thảo. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, 3 cuốn sách nhằm hướng dẫn tìm hiểu những nội dung cơ bản nhất về quyền tác giả, quyền liên quan đã được xuất bản và phát hành miễn phí tới bạn đọc.

4. Nghiên cứu, trao đổi lấy ý kiến rộng rãi nhằm đưa ra quy định phù hợp về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2013. Đến nay, Dự thảo Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác đã được gửi tới các Bộ, cơ quan có liên quan và đăng tải trên website quyền tác giả Việt Nam.

5. Một trong những nội dung trong Hiệp định đối tác kinh tế Thương mại tự do song phương và xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định đa phương khác mà Việt Nam tham gia đàm phán trong thời gian gần đây, đó là các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng và quy định về sở hữu trí tuệ nói chung. Làm sao vừa đảm bảo được tiến trình chung của quá trình đàm phán, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và bảo hộ có hiệu quả nhất đối với tác phẩm của công dân Việt Nam là một đòi hỏi đối với các đoàn đàm phán.

6. Đã có gần 5.000 tác phẩm và bản ghi âm, ghi hình được tác giả, chủ sở hữu quyền đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả. Trong đó, số lượng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký vẫn có số lượng nhiều nhất với 1613 Giấy chứng nhận, chiếm 32,73% tổng số Giấy chứng nhận đã cấp. Tiếp theo là tác phẩm viết với 1269 Giấy chứng nhận, chiếm 25,75 so với tổng số; tác phẩm âm nhạc với 1031 Giấy chứng nhận, chiếm 20,92% so với tổng số; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với 451 Giấy chứng nhận, chiếm 9,15% so với tổng số. Các thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền và về tác phẩm đã đăng ký được đăng tải công khai trên website quyền tác giả Việt Nam

7. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đạt mức thu 57 tỷ đồng tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc. Năm 2013, VCPMC đã thu 57 tỷ đồng tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc để phân phối cho các chủ thể ủy thác quyền cho Trung tâm. Tuy nhiên, VCPMC cũng vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Đề án “Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015” được hy vọng là một giải pháp tích cực, có hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức này.

8. Vi phạm quyền tác giả trên Internet và môi trường kỹ thuật số vẫn là một thách thức lớn. Nhiều cuộc hội thảo trong nước cũng như tại diễn đàn quốc tế, các chuyên gia đã đề cập đến việc khai thác bất hợp pháp quyền tác giả, quyền liên quan trên mạng thông tin điện tử và viễn thông. Việc đối soát tần suất sử dụng và thu tiền sử dụng tác phẩm trên Internet và môi trường kỹ thuật số cũng là một trong những khó khăn mà các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan gặp phải.

9. Thực hiện Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 01/ 6/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015”. Năm 2013, Cục Bản quyền tác giả đã phối hợp tổ chức hội thảo với từng tổ chức tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát, kiểm tra hoạt động, tổ chức và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các tổ chức này; đề nghị các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan gửi báo cáo để tìm ra điểm thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó có đề xuất thích hợp.

10. Công ty TNHH Quốc tế Long John Đồng Nai bị Công ty Lạc Việt và Công ty Microsoft khởi kiện ra tòa do vi phạm bản quyền chương trình máy tính. Đơn kiện đã được Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết. Lần đầu tiên, một doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam bị khởi kiện ta tòa do hành vi sử dụng chương trình máy tính bất hợp pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến trong nhận thức về các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Cùng với việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính, tòa án là một kênh xử lý hiệu quả để thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền chương trình máy tính ở Việt Nam xuống bằng mức trung bình trong khu vực./.

Theo Hằng Nga COV

» Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan