Câu chuyện định giá thương hiệu

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 365 lượt xem Đăng ngày 29/10/2021

Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài học kinh nghiệm.

Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý.

Những câu chuyện cũ

Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu Đô la Mỹ và Colgate mua Dạ Lan với giá 3 triệu Đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm 2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu này trước đó.

Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây. Một số doanh nghiệp xin góp vốn bằng thương hiệu, nhưng đã bị Bộ Tài chính từ chối, bởi chuẩn mực kế toán 04 của bộ ban hành không cho phép việc này. Ngay cả khi làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp làm xuất hiện sự lúng túng về việc xác định giá trị thương hiệu cấu thành tài sản doanh nghiệp, thì vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra lo liệu.

Câu chuyện về giá trị thương hiệu chỉ thực sự gây sự chú ý khi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên làn sóng góp vốn bằng thương hiệu. Và cũng chính từ đề xuất của Vinashin, Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu để lấy ý kiến.

Trong lần trao đổi với TBKTSG trước đây, một thành viên trong Hội đồng Thương hiệu Quốc gia cho rằng nhờ ký được những hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn, làm tăng giá trị thương hiệu, nên Vinashin đã được phép góp vốn bằng thương hiệu với các liên doanh nước ngoài, sau khi đã áp dụng thử nghiệm tại nhiều doanh nghiệp trong nước.

Thế nhưng việc thử nghiệm góp 30% vốn bằng thương hiệu với 103 doanh nghiệp trong nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm ngoài Vinashin, đã nhanh chóng phá sản khi con tàu Vinashin bị “mắc cạn”, kéo theo những hệ lụy không đáng có.

Việc góp vốn trên, theo các chuyên gia, không hề dựa trên một cơ sở khoa học, hay một sự định giá khả dĩ nào, mà chỉ là cảm tính, kỳ vọng. Những sự kỳ vọng trước đây về thương hiệu Vinashin nay lại trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp liên doanh, khiến nhiều doanh nghiệp muốn thoát khỏi thương hiệu này. Lý do là ở chỗ, cái tên đó hiện đang là trở ngại đối với doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng.

Và dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, tiếng là “đã hoàn tất” việc lấy ý kiến, nhưng thực chất đã bị gác lại, một chuyên gia cho biết.

Cần một khung pháp lý

Theo các chuyên gia, việc xác định giá trị thương hiệu hiện nay có ba cách tiếp cận cơ bản: theo chi phí, theo thu nhập, và theo thị trường.

Tiếp cận theo chi phí là dựa trên sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng việc xác định thương hiệu bằng cách này không phản ánh được khả năng sinh lời của thương hiệu trong tương lai, vì thế bất đắc dĩ mới sử dụng phương pháp này trong việc Định giá thương hiệu.

Cách tiếp cận theo thị trường là ước lượng giá trị thương hiệu qua việc xem xét những hoạt động mua bán trên thị trường liên quan đến những thương hiệu tương tự. Nhưng việc áp dụng phương pháp này ở Việt Nam, theo các chuyên gia, hiện chưa thể được, vì thị trường chưa xuất hiện các thương hiệu tương tự để so sánh, phân tích.

Phương pháp tiếp cận theo thu nhập nhắm đến việc đo lường lợi ích kinh tế của thương hiệu trong việc tạo ra một khoản lợi nhuận hay dòng tiền phát sinh trong tương lai. Theo đó, những mặt hàng mang thương hiệu có thể tạo ra một mức giá bán có lợi hơn trong sự so sánh với mặt hàng tương tự – những sản phẩm được hiểu là không tốt bằng. Dù có nhiều ưu điểm, nhưng đây lại là một phương pháp khó, phức tạp, vì cần phải có nhiều thông số.

Thời gian qua, tại Việt Nam, nhu cầu định giá thương hiệu đã và đang hình thành, và đã xuất hiện một số đơn vị làm dịch vụ đánh giá, định giá thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng để vận dụng việc định giá thương hiệu vào Việt Nam, cần phải có các cuộc nghiên cứu nghiêm túc.

Để thương hiệu trở thành giá trị của doanh nghiệp, cần phải có cơ sở pháp lý. Bộ Tài chính đã cấp chứng chỉ cho một số cơ quan xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng vẫn còn khúc mắc pháp lý chưa thể vượt qua được. Dẫu Luật Sở hữu trí tuệ có quy định việc góp vốn bằng sáng chế, thì phần giá trị thương hiệu vẫn chưa được quy định.

Theo các chuyên gia, thương hiệu là một phần tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng ở các quốc gia khác, khi tài sản thương hiệu vượt qua tài sản vật chất của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, các chuyên gia đề nghị Nhà nước cần sớm đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc xác định phần tài sản vô hình quan trọng này. Đối với doanh nghiệp, cần phải nhanh chóng tìm hiểu về giá trị thương hiệu của mình và quản trị thương hiệu một cách hiệu quả.

Theo TBKTSG


    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Luật Sư Để Bảo Hộ Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ Của Bạn

    Bài viết cùng chủ đề:

    Bảo hộ thành công Sáng chế: Máy khử rung tim tự động dùng một lần
    125 lượt xem 26/02/2025

    CELLAED LIFE SAVER PTY LTD đã chính thức nhận bằng sáng chế số 40368 vào ngày 30/06/2023 cho giải pháp đột phá trong lĩnh vực thiết bị y tế – máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) cầm tay dùng một lần. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao khả...

    Quy định về hoạt động định giá
    436 lượt xem 29/10/2021

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) có chức năng thực hiện định giá tài sản trí tuệ (TSTT) được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ...

    Hướng dẫn nộp đơn định giá tài sản trí tuệ
    408 lượt xem 29/10/2021

    1. Người nộp đơn định giá 1.1.Viện Khoa học sở hữu trí tuệ  (“Viện KHSHTT”/ “Viện”) chỉ thực hiện việc định giá với những đơn định giá của người có quyền trưng cầu/yêu cầu định giá quy định tại Khoản 4, 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) và Điều 40 Nghị...

    Franchise tại Việt Nam sẽ rất sôi động trong thời gian tới
    1873 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Có mặt tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchise) vẫn còn khá mới mẻ. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, hoạt động francmới thực sự nở rộ. Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh...

    Định giá thương hiệu trong mua bán và sáp nhập công ty
    307 lượt xem 29/10/2021

    Hiện nay, Mua bán – Sáp nhập (M&A) giữa các công ty tại Việt Nam đang có xu hướng phát triễn thành một trào lưu. Trong các thương vụ mua bán – Sáp nhập hoặc mưu đồ mua bán – sát nhập của chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư, quá trình xác định và...

    Tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp cấp vốn kinh doanh như thế nào?
    383 lượt xem 29/10/2021

    Tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp cấp vốn kinh doanh như thế nào? Các tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp bạn củng cố điều kiện cho việc giành vốn từ các nhà đầu tư. Để chấp thuận một đánh giá về thỉnh cầu trợ giúp vốn hay các khoản...

    Ba vòng tròn quyền năng
    428 lượt xem 29/10/2021

    Định giá thương hiệu: Ba vòng tròn quyền năng Khi tiến hành định giá thương hiệu, các phương pháp đơn giản nhất thường hiệu quả nhất – ma trận BCG, phân tích SWOT, biểu đồ cơ cấu. Các mô hình này hiệu quả bởi chúng “chưng cất” hàng tấn thông tin, đồng thời nhận diện...

    Định giá tài sản sở hữu trí tuệ
    597 lượt xem 29/10/2021

    Định giá tài sản sở hữu trí tuệ Hiện nay quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được thừa nhận là một loại tài sản của các doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản SHTT là khác nhau. Các doanh nghiệp khi sử dụng tài sản SHTT của họ vào việc góp vốn, ký hợp...

    Định giá thương hiệu là gì? Các phương pháp định giá thương hiệu
    2300 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Định giá thương hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư marketing và cho phép nhà quản trị ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Hay nói cách khác, định giá...

    Các phương pháp định giá thương hiệu
    418 lượt xem 29/10/2021

    Các phương pháp định giá thương hiệu tại Việt Nam Thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Tài sản hữu hình được xem là phần chính trong giá trị doanh nghiệp. Việc thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh...

    Định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
    350 lượt xem 29/10/2021

    Định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Phương pháp định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang tiến hành định giá để cổ phần hoá, chúng tôi muốn SB law tư...

    Chi phí định giá tài sản sở hữu trí tuệ
    520 lượt xem 29/10/2021

    1. Các yếu tố để định giá tài sản sở hữu trí tuệ Khi đánh giá giá trị, định giá tài sản SHTT, thông thường doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố sau đây của tài sản: – Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ của đối tượng sở hữu trí...

    Trình tự tiến hành định giá
    547 lượt xem 29/10/2021

    Trình tự tiến hành định giá 1. Sơ đồ quy trình tổng quát Quy trình tổng quát gồm 04 công đoạn Công đoạn 1: Tiếp nhận Đơn yêu cầu/trưng cầu định giá (tiếp nhận Đơn) Công đoạn 2: Thụ lý Hồ sơ định giá (HSĐG) Công đoạn 3: Thực hiện định giá Công đoạn 4:...

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ
    313 lượt xem 29/10/2021

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) có chức năng thực hiện định giá tài sản trí tuệ(TSTT) được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Khoa...

    Doanh nghiệp vẫn lơ là về thương hiệu
    277 lượt xem 29/10/2021

     Thương hiệu là tài sản rất đặc biệt, thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp, nó là tài sản quan trọng nhất. Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và chính quyền. Vì vậy, khi thế giới đầy ắp sự lựa chọn,...

    Dịch vụ tư vấn định giá thương hiệu
    380 lượt xem 29/10/2021

    BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW Địa chỉ VP Hà Nội: Tầng 2, Tòa 21T2, Hapulico Complex, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Địa chỉ VP TP. Hồ Chí Minh: SBLAW, tầng 6, PDD Building, Số 162 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. ...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *