Các phương pháp định giá thương hiệu

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 460 lượt xem Đăng ngày 29/10/2021
Các phương pháp định giá thương hiệu

Các phương pháp định giá thương hiệu tại Việt Nam

Thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

Tài sản hữu hình được xem là phần chính trong giá trị doanh nghiệp. Việc thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như suất sinh lợi của vốn đầu tư, của tài sản, và của vốn chủ sở hữu; tất cả đều không xét đến các tài sản vô hình. Tuy nhiên, sự chênh lệch ngày càng lớn giữa giá trị sổ sách và giá trị trên thị trường chứng khoán của các công ty đã khiến cho người ta ngày càng công nhận giá trị của tài sản vô hình. Và từ đó xuất hiện nhu cầu định giá thương hiệu.

Trước đây, người ta chỉ tính giá thương hiệu khi đi mua lại của người khác, chứ ít khi định giá thương hiệu của mình. Đó là do các tiêu chuẩn kế toán chỉ ghi nhận mục “uy tín” một khi tài sản vô hình đã được mua bán với giá cụ thể.

Định giá thương hiệu dựa vào hai phương pháp chính sau đây:



– Những phương pháp dựa vào nghiên cứu


Nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài sản thương hiệu. Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên thương hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Những mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác.

Bằng phân tích thống kê, các mô hình này đánh giá tác động tổng hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương hiệu. Tuy nhiên, những phương pháp này không phân biệt tác động của những yếu tố quan trọng như nghiên cứu và phát triển, và thiết kế đối với thương hiệu. Do đó, chúng không thể hiện được mối liên hệ giữa những chỉ số marketing cụ thể với hiệu quả tài chính của thương hiệu.

Một thương hiệu có thể đạt kết quả rất cao với những chỉ số này nhưng vẫn không tạo được giá trị tài chính. Hiểu được những yếu tố đó sẽ rất có ích cho việc đánh giá những hành vi mua sắm quyết định thành bại của một thương hiệu. Nhưng nếu không được tích hợp vào một mô hình kinh tế, chúng sẽ chưa đủ để đánh giá giá trị kinh tế của thương hiệu.

– Những phương pháp tài chính thuần túy

+ Dựa vào chi phí

Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông… Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.

+ So sánh

Một phương pháp khác để định giá thương hiệu là dựa vào những yếu tố có thể so sánh được. Nhưng phương pháp này không thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu đều có sự khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó mà so sánh được.

+ Dùng giá chênh lệch

Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

+ Dựa vào lợi ích kinh tế

Hầu hết những phương pháp nêu trên thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp thị để có thể đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu. Phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế (được đưa ra vào năm 1988) kết hợp các số đo tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính, và đã trở thành phương pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi trên thế giới.

Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc căn bản của tiếp thị (hiệu quả của thương hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp có tương quan với nhau) và tài chính (tính giá trị ròng hiện tại của những lợi ích tương lai của thương hiệu).

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

» Dịch vụ tư vấn định giá thương hiệu

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Quy định về hoạt động định giá
    475 lượt xem 29/10/2021

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) có chức năng thực hiện định giá tài sản trí tuệ (TSTT) được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ...

    Hướng dẫn nộp đơn định giá tài sản trí tuệ
    448 lượt xem 29/10/2021

    1. Người nộp đơn định giá 1.1.Viện Khoa học sở hữu trí tuệ  (“Viện KHSHTT”/ “Viện”) chỉ thực hiện việc định giá với những đơn định giá của người có quyền trưng cầu/yêu cầu định giá quy định tại Khoản 4, 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) và Điều 40 Nghị...

    Franchise tại Việt Nam sẽ rất sôi động trong thời gian tới
    1918 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Có mặt tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchise) vẫn còn khá mới mẻ. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, hoạt động francmới thực sự nở rộ. Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh...

    Định giá thương hiệu trong mua bán và sáp nhập công ty
    350 lượt xem 29/10/2021

    Hiện nay, Mua bán – Sáp nhập (M&A) giữa các công ty tại Việt Nam đang có xu hướng phát triễn thành một trào lưu. Trong các thương vụ mua bán – Sáp nhập hoặc mưu đồ mua bán – sát nhập của chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư, quá trình xác định và...

    Tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp cấp vốn kinh doanh như thế nào?
    425 lượt xem 29/10/2021

    Tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp cấp vốn kinh doanh như thế nào? Các tài sản sở hữu trí tuệ có thể giúp bạn củng cố điều kiện cho việc giành vốn từ các nhà đầu tư. Để chấp thuận một đánh giá về thỉnh cầu trợ giúp vốn hay các khoản...

    Câu chuyện định giá thương hiệu
    406 lượt xem 29/10/2021

    Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài học kinh nghiệm. Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang...

    Ba vòng tròn quyền năng
    507 lượt xem 29/10/2021

    Định giá thương hiệu: Ba vòng tròn quyền năng Khi tiến hành định giá thương hiệu, các phương pháp đơn giản nhất thường hiệu quả nhất – ma trận BCG, phân tích SWOT, biểu đồ cơ cấu. Các mô hình này hiệu quả bởi chúng “chưng cất” hàng tấn thông tin, đồng thời nhận diện...

    Định giá tài sản sở hữu trí tuệ
    641 lượt xem 29/10/2021

    Định giá tài sản sở hữu trí tuệ Hiện nay quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được thừa nhận là một loại tài sản của các doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản SHTT là khác nhau. Các doanh nghiệp khi sử dụng tài sản SHTT của họ vào việc góp vốn, ký hợp...

    Định giá thương hiệu là gì? Các phương pháp định giá thương hiệu
    2348 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Định giá thương hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư marketing và cho phép nhà quản trị ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Hay nói cách khác, định giá...

    Định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
    392 lượt xem 29/10/2021

    Định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Phương pháp định giá thương hiệu khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang tiến hành định giá để cổ phần hoá, chúng tôi muốn SB law tư...

    Chi phí định giá tài sản sở hữu trí tuệ
    576 lượt xem 29/10/2021

    1. Các yếu tố để định giá tài sản sở hữu trí tuệ Khi đánh giá giá trị, định giá tài sản SHTT, thông thường doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố sau đây của tài sản: – Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ của đối tượng sở hữu trí...

    Trình tự tiến hành định giá
    591 lượt xem 29/10/2021

    Trình tự tiến hành định giá 1. Sơ đồ quy trình tổng quát Quy trình tổng quát gồm 04 công đoạn Công đoạn 1: Tiếp nhận Đơn yêu cầu/trưng cầu định giá (tiếp nhận Đơn) Công đoạn 2: Thụ lý Hồ sơ định giá (HSĐG) Công đoạn 3: Thực hiện định giá Công đoạn 4:...

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ
    358 lượt xem 29/10/2021

    Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) có chức năng thực hiện định giá tài sản trí tuệ(TSTT) được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Khoa...

    Doanh nghiệp vẫn lơ là về thương hiệu
    322 lượt xem 29/10/2021

     Thương hiệu là tài sản rất đặc biệt, thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp, nó là tài sản quan trọng nhất. Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và chính quyền. Vì vậy, khi thế giới đầy ắp sự lựa chọn,...

    Dịch vụ tư vấn định giá thương hiệu
    420 lượt xem 29/10/2021

    BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW Địa chỉ VP Hà Nội: Tầng 2, Tòa 21T2, Hapulico Complex, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Địa chỉ VP TP. Hồ Chí Minh: SBLAW, tầng 6, PDD Building, Số 162 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. ...

    Định giá thương hiệu
    384 lượt xem 18/10/2021

    Định giá thương hiệu. Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá trị của cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu “Những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu” của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận: trung bình, thương...

    0904.340.664