Nghị Định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 261 lượt xem Đăng ngày 21/10/2021

Nghị Định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị Định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, của CHÍNH PHỦ Số: 131/2013/NĐ-C

CHÍNH PHỦ

Số: 131/2013/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

 _______________________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác về quyền tác giả, quyền liên quan không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;

2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;

4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan khi có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài phạm vi hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện các hoạt động mà không có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài lĩnh vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan để hoạt động.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám định về quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kết luận giám định sai sự thật để trục lợi.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên, Giấy chứng nhận tổ chức giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động tư vấn, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện của người đứng đầu tổ chức tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định;

b) Sử dụng người tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan không đủ điều kiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tổ chức tư vấn, dịch vụ để tiến hành các hoạt động tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 16. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 21. Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc sửa lại đúng tên người biểu diễn đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 23. Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 24. Hành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;

b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cố ý thu và phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản này.



Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Các chức danh quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và thanh tra chuyên ngành khác

1. Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác

Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành và người, cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình được quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường

1. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 40 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 41 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 42 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 45 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.



Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 43. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

»

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Nghị định số 24/2025/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Thương mại và Bảo vệ Người Tiêu dùng
    52 lượt xem 12/03/2025

    Nghị định số 24/2025/NĐ-CP, ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này...

    Sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu
    135 lượt xem 05/03/2025

    Sổ tay do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức. Nội dung chính gồm: 1. Giới thiệu chung về nhãn hiệu • Khái niệm và phân loại nhãn hiệu (thông thường, tập thể,...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    132 lượt xem 26/02/2025

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Bộ Tờ khai trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 2024
    41 lượt xem 28/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu...

    Thông báo giảm lệ phí Sở hữu công nghiệp 2024
    15 lượt xem 10/07/2024

    Ngày 2 tháng 7 năm 2024, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC, quy định về việc giảm lệ phí trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Động thái này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc đăng ký và bảo vệ...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    29 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thông báo về việc thực hiện Thông tư số 63/2023/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
    6 lượt xem 09/01/2024

    Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, trường hợp...

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất 2025
    22 lượt xem 28/02/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Khi bước vào thị trường đầy cạnh tranh và đa dạng, việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trở thành một bước quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ và quản lý chặt chẽ những giá trị sáng tạo của mình. Quá trình này không chỉ đảm bảo...

    Luật sở hữu trí tuệ Văn bản hợp nhất số 11-VBHN-VPQH
    44 lượt xem 26/02/2023

    [Baohothuonghieu.com] Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực pháp luật quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra. Luật này không chỉ quy định về quyền tác giả mà còn bao gồm quyền sở...

    Hiệp ước WIPO về quyền tác giả WCT 1996
    9 lượt xem 07/01/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền tác giả trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), được ký kết vào năm 1996, đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi của...

    Nghị định số 1068/QĐ-TTg Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
    24 lượt xem 06/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Ngày 22 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 thông qua Quyết định số 1068/QĐ-TTg. Dưới đây là nội dung văn bản Nghị định số 1068/QĐ-TTg Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 Chiến lược sở hữu...

    Hợp đồng sử dụng tác phẩm
    11 lượt xem 20/11/2022

    [Baohothuonghieu.com] Hợp đồng sử dụng tác phẩm là một văn bản pháp lý quan trọng giữa chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm, quy định việc chuyển giao quyền sử dụng một hoặc nhiều quyền liên quan đến tác phẩm. Dưới đây là một số nội dung chính liên quan đến...

    Danh sách các Điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ
    15 lượt xem 06/11/2022

    Điều ước, luật quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm Tổng hợp văn bản pháp luật, quy chế và điều ước quốc tế về luật sở hữu trí tuệ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo ra khung pháp lý rõ ràng cho việc bảo vệ quyền lợi của các...

    Nghị định hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ số 65/2023/NĐ-CP
    21 lượt xem 06/11/2022

    [Baohothuonghieu.com] Ngày 23/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ,...

    Thông tư 149/2013/TT-BTC phí lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
    318 lượt xem 25/10/2021

    STT CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THỬ MỨC THU (VNĐ) I CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM VI SINH THỰC PHẨM 1 Coliform tổng ...

    Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
    298 lượt xem 24/10/2021

    Việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch là một thủ tục quan trọng đối với doanh nghiệp khi muốn cấp mới mã số mã vạch cho sản phẩm của mình. Theo thời gian, với sự thay đổi trong quy trình hành chính, mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch (gọi tắt là...

    0904.340.664