2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 312 lượt xem Đăng ngày 21/10/2021

2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

 Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1068/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):

Thứ nhất, số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm.

Thứ hai, số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm.

Thứ ba, số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm, 10 – 12%/năm trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký (ngày 22 tháng 8 năm 2019).

Sau đây là nội dung của Quyết định.

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

—-

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Chính sách sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực.

3. Hoạt động sở hữu trí tuệ có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

II. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.

4. Tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):

a) Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm;

b) Số lượng đơn đăng ký kiểdáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm;

c) Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm;

d) Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm, 10 – 12% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng vi việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.

5. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao:

a) Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 – 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; có ít nhất 1 – 2 giống cây trồng được khai thác quyn ở nước ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể;

b) Phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP;

c) Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xut, kinh doanh;

d) Phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyliên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đdạng, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

a) Tăng cường sự phù hợp của chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ với chính sách, pháp luật của các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội;

b) Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệtrong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quc gia và các ngành, lĩnh vực;

c) Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyn sở hữu trí tuệ, đảm bảo nguyên tc cân bng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyn sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng:

– Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo hộ sáng chế với bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt trong lĩnhvực dược phẩm và nông hóa phm; có quy định phù hợp để người dân và xã hội được tiếp cận kịp thời các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng như y tế, dinh dưỡng hoặc trong các tình hung khn cp khác;

– Giải quyết hp lý mối quan hệ lợi ích giữa các nhà cung cấp nguồn tài nguyên sinh học, tạo giống, sản xuất và kinh doanh, chú trọng bảo vệ quyền, lợi ích hp pháp của người nông dân;

– Tạo cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa các nhóm chủ thể liên quan trong thương mại hóa các quyn sở hữu, sử dụng và hưởng lợi đi với tài sản trí tuệ, đặc biệt là tài sản trí tuệ phát sinh từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

– Đảm bảo hệ thống các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động có hiệu quả, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể sáng tạo, khuyến khích hoạt động sáng tạo;

– Cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có các đề xuất điều chỉnh pháp luật phù hợp;

– Bảo đảm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ;

– Nghiên cứu, đề xuất chế tài xử lý các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đủ sức răn đe và chú trọng chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ.

d) Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch tài sản trí tuệ: góp vốn, giao dịch bảo đảm, định giá, kế toán, kiểm toán tài sản trí tuệ; ban hành cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng và các ưu đãi khác để thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

a) Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ theo hướng kiến tạo và hiệu quả; xác định củng cố các đầu mối chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương; đẩy mạnh cơ chế phi hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

b) Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, chuyển đổi cơ chế phí trong cung cấp dịch vụ công sang cơ chế giá;

c) Tăng cường quản trị vĩ mô về tài sản trí tuệ thông qua:

– Sử dụng các chỉ số đo lườnvề sở hữu trí tuệ như một công cụ quản lý, đặc biệt là các chỉ số cấu thành về sở hữu trí tuệ của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cu (GII) và chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI);

– Xây dựng và hoàn thiện các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

– Nghiên cứu, đề xuất đưa các chỉ tiêu về tài sản trí tuệ vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia và ngành, lĩnh vực.

d) Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ;

đ) Nâng cao chất lượng các dịch vụ công về sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác công tư trong cung cp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ;

e) Triển khai toàn diện dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về sở hữu trí tuệ; tăng cường đầu tư, pháttriển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

a) Rà soát, phân định rõ chức năng nhiệm vtừng bước tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính;

b) Tăng cường phối hp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyn sở hữu trí tuệ; phi hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ;

c) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyn sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số;

d) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ;

đ) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ;

e) Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng hình thức trọng tài, hòa giải;

g) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình;

h) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

i) Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ; phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ; thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ

a) Xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ, bản đồ công nghệ cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp; hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hưng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

b) Sử dụng các chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các viện nghiên cứu, trường đi học xác định các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cần đạt được đối với các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Các trường khối kỹ thuật, công nghệ tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mới đồng thời với việc công bố bài báo khoa học về các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao;

c) Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học, công nghệ, hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học hp tác với doanh nghiệp theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, tạo ra các công nghệ nguồn, công nghệ lõi;

d) Thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mi sáng tạo kết hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao;

đ) Triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa;

e) Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ

a) Hình thành và phát triển mạng lưới trung tâm chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ;

b) Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học. Hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học thành lập doanh nghiệp để khai thác quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh;

c) Đẩy manh thực hiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, tạo ra các sản phẩm có uy tín và chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao;

d) Hướng dn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài;

đ) Phát triển thị trường tài sản trí tuệ lành mạnh theo hướng: mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ trung gian để tăng cường kết nối cung cầu về tài sản trí tuệ; đẩy mnh hoạt động đánh giá, định giá tài sản trí tuệ làm cơ sở thực hiện các giao dịch trên thị trường;

e) Tăng cường khai thác, phân tích thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng phù hp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước;

g) Đẩy mnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyn tác giả, quyn liên quan đã hết thi hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước;

h) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam;

i) Triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác tài sản trí tuệ.

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

a) Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, chú trọng phát triển các trung tâtư vấn về sở hữu trí tuệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học;

b) Thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng dịch vụ về sở hữu trí tuệ;

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyn sở hữu trí tuệ;

d) Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan;

đ) Huy động các nguồn lực xã hội vào việc phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ để bổ trợ cho nguồn lực của Nhà nước, khuyến khích các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện một số hoạt động có tính chất sự nghiệp về sở hữu trí tuệ;

e) Xây dựng các tiêu chí để chuẩn hóa hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các dịch vụ trung gian.

7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ

a) Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sở hữu trí tuệ;

b) Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

c) Xây dựng một số cơ sở đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp.

8. Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

a) Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội;

b) Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học.

9. Tích cực, chủ động hp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

a) Đẩmạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ, khai thác ti đa sự hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, bắt kịp với các xu hướng tiến bộ và trình độ quốc tế;

b) Gia nhập các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ phù hp với điều kiện và yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ các điu ước quốc tế;

c) Tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

– Làm đầu mối tổng hp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xác định các nhiệm vụ, đề án ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo;

– Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giống cây trồng mới, nông nghiệp.

4. Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ theo chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan trong Chiến lược.

5. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ theo quy định pháp luật cân đối, bố trí kinh phí để thực hin Chiến lược.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật, sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

7. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 




Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– 
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng trung ương Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– V
ăn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– VPCP: BTCN, các PCN, Tr
 lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NN, CN, KSTT, TCCV, TKBT;

– Lưu: VT, KGVX (2)

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

(Kèm theo Q
uyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

 












STT

Nội dung

Cấp trình

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình

1

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, các luật liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành

Cơ quan có thẩm quyền

Bộ Khoa học và Công nghệ

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Các bộ ngành, địa phương

2021

2

Gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) và các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả, quyền liên quan

Cơ quan có thẩm quyền

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành liên quan

2022

3

Đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan và hệ thống phần mềm quản lý, phát hiện vi phạm trên môi trường số, mạng internet

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Bộ Thông tin và Truyền thông

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan

2022

4

Đ án nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ, quản lý và khai thác quyền đối với giống cây trồng và tài sản trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Bộ Tài chính

– Các bộ, ngành liên quan

2020

5

Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

– Bộ Tài chính

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Bộ Công Thương

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan

2020

6

Đề án tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ và liên kết với doanh nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và xây dựng, triển khai giảng dạy môn học sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

– Bộ Khoa học và Công nghệ

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Bộ Tài chính

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan

2022

7

Đề án phát triển một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Bộ Y tế

– Bộ Thông tin và Truyền thông

– Bộ Khoa học và Công nghệ

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan

2023

8

Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

Thủ tướng Chính ph

Bộ Công Thương

– Các bộ, ngành, địa phương liên quan

2022


    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Giải pháp phát triển tài sản sở hữu trí tuệ trong Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân
    26 lượt xem 08/05/2025

    Vừa qua, Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết đó...

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
    51 lượt xem 07/05/2025

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ANTV về những quy định trong  Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về...

    Những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
    67 lượt xem 07/05/2025

    Nhận lời mời của kênh truyền hình ANTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn về những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài trả lời phỏng vấn: 1, Thưa Luật sư,...

    Chùm ảnh: Tăng cường hợp tác pháp luật sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
    421 lượt xem 03/05/2025

    Tại SBLAW Hà Nội, luật sư Nguyễn Thanh Hà và các thành viên đã có buổi tiếp và làm việc cùng luật sư Lý quốc Triệu Bí thư chi bộ kiêm giám đốc điều hành Công ty luật Bắc Kinh Tianyuan (Nam Kinh). Luật sư Triệu còn là Tổng thư ký Liên minh Quỹ đầu tư...

    Quy định về hàng hóa lưỡng dụng trong dự thảo Nghị định về Kiểm soát Thương mại Chiến lược
    87 lượt xem 02/05/2025

    Chính phủ đang soạn thảo Nghị định về Kiểm soát Thương mại Chiến lược, luật sư Lý Trần Linh từ SBLAW có bài viết với chủ đề: Phân tích quy định về hàng hóa lưỡng dụng trong dự thảo Nghị định về Kiểm soát Thương mại Chiến lược . SBLAW trân trọng giới thiệu nội...

    Quy định mới trong Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Thương mại và Bảo vệ Người Tiêu dùng
    147 lượt xem 12/03/2025

    Nghị định số 24/2025/NĐ-CP, ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này...

    Sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu
    262 lượt xem 05/03/2025

    Sổ tay do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức. Nội dung chính gồm: 1. Giới thiệu chung về nhãn hiệu • Khái niệm và phân loại nhãn hiệu (thông thường, tập thể,...

    Bộ Tờ khai trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 2024
    135 lượt xem 28/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu...

    Thông báo giảm lệ phí Sở hữu công nghiệp 2024
    73 lượt xem 10/07/2024

    Ngày 2 tháng 7 năm 2024, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC, quy định về việc giảm lệ phí trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Động thái này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc đăng ký và bảo vệ...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    393 lượt xem 26/02/2024

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    77 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thông báo về việc thực hiện Thông tư số 63/2023/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
    46 lượt xem 09/01/2024

    Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, trường hợp...

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất 2025
    71 lượt xem 28/02/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Khi bước vào thị trường đầy cạnh tranh và đa dạng, việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trở thành một bước quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ và quản lý chặt chẽ những giá trị sáng tạo của mình. Quá trình này không chỉ đảm bảo...

    Luật sở hữu trí tuệ Văn bản hợp nhất số 11-VBHN-VPQH
    151 lượt xem 26/02/2023

    [Baohothuonghieu.com] Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực pháp luật quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra. Luật này không chỉ quy định về quyền tác giả mà còn bao gồm quyền sở...

    Hiệp ước WIPO về quyền tác giả WCT 1996
    65 lượt xem 07/01/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền tác giả trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), được ký kết vào năm 1996, đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi của...

    Nghị định số 1068/QĐ-TTg Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
    92 lượt xem 06/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Ngày 22 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 thông qua Quyết định số 1068/QĐ-TTg. Dưới đây là nội dung văn bản Nghị định số 1068/QĐ-TTg Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 Chiến lược sở hữu...

    0904.340.664