Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 476 lượt xem Đăng ngày 20/10/2021

SBLAW giới thiệu bài viết Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của ông Trần Trung Kiên, từ SBLAW.

Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử dụng sáng chế trong một thời hạn nhất định về thời gian và không gian được bảo hộ.

Theo đó, giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ không thể bị người khác khai thác, sử dụng cho mục đích thương mại trong phạm vi quốc gia bảo hộ ngoài chủ sở hữu sáng chế.

Chủ sở hữu sáng chế có quyền khởi kiện chống lại bất kỳ người nào có hành vi khai thác sáng chế được bảo hộ quyền trong phạm vi quốc gia đó mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế.

Tuy nhiên, sáng chế hoàn toàn không phải được bảo hộ bởi những chi phí đầu tư về mặt tiền bạc, thời gian hay sự lao động nặng nhọc cho quá trình sáng tạo, mà giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ buộc phải đạt được những tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Trong bài viết này, tác giả  trình bày một số vấn đề pháp lý liên quan tới tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” của sáng chế.

“Khả năng áp dụng công nghiệp” là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế. Đây là một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế có lịch sử  hình thành và pháp triển từ rất lâu đời. Ngay từ đạo luật đầu tiên trên thế giới về bảo hộ sáng chế, yêu cầu về khả năng thực hiện trong thực tế của giải pháp kỹ thuật được tạo ra. Đạo luật Venice năm 1474 đã quy định rất rõ: “bất kỳ người nào sáng tạo ra những cỗ máy mới trong thành phố, chưa từng được biết đến trong xã hội chúng ta, khi đã hoàn thiện và có thể sử dụng trên thực tế thì có thể trình diện trên hội đồng thành phố. Trong thời hạn 10 năm, không bất kỳ một vùng lân cận được quyền chế tạo ra loại cỗ máy giống hoặc tương tự, nếu không được sự cho phép cả nhà sáng chế”

Thuật ngữ “công nghiệp” được sử dụng trong tiêu chí khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế có ý nghĩa đặc định dùng để phản ánh khả năng thực hiện giải pháp kỹ thuật của sáng chế bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định nào đó. Theo Mục 4.1, Chương IV, Phần C, Điều lệ xét nghiệm sáng chế của Uỷ ban sáng chế Châu Âu (EPO), thuật ngữ “công nghiệp” được dùng để chỉ tất cả các hoạt động thực tiễn, bao gồm không chỉ việc sử dụng máy móc, vận hành sản xuất mà còn bao gồm cả các quy trình khác như quy trình làm phân tán sương mù hoặc quy trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Thuật ngữ này trong quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế của Argentina được sử dụng với ý nghĩa bao hàm cả các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, khai mỏ và các quy trình công nghiệp khác. Điểm 4.1, Chương IV trong tài liệu hướng dẫn về xét nghiệm sơ bộ quốc tế các đơn PCT cũng đã chỉ dẫn rất rõ: Thuật ngữ công nghiệp được hiểu với ý nghĩa bao hàm tất cả các hoạt động thực tiễn của xã hội, trừ những hoạt động mang tính nghệ thuật. Theo đó, khả năng áp dụng của sang chế sẽ không được xem xét trong các lĩnh vực thuộc về hoạt động tinh thần của con người.

Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng, sản xuất với một quy mô kỹ thuật nhất định. Theo pháp luật của Vương quốc Áo, để được bảo hộ sáng chế, giải pháp kỹ thuật nào có khả năng thực hiện được trong thực tiễn. Bất kỳ một giải pháp kỹ thuật nào có khả năng sử dụng hoặc thực hiện được bằng các hoạt động thực tiễn của con người đều được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Các giải pháp kỹ thuật mang tính chất tự biện thuần tuý hoặc đi ngược lại với các quy luật của tự nhiên như động cơ vĩnh cửu hoặc giải pháp chống lại hiện tượng thủng tầng ôzôn bằng cách chế tạo một lớp màng ngăn bằng chất dẻo bao trùng toàn bộ trên bầu khi quyển trái đất… sẽ không được bảo hộ sáng chế vì không có khả năng thực hiện trong thực tế… Ngoại lệ, có một số giải pháp kỹ thuật mặc dù hoàn toàn có khả năng thực hiện được trên thực tế nhưng vẫn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Pháp luật về bảo hộ sáng chế của không ít quốc gia trên thế giới không đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của các sáng chế chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của một người nào đó hoặc chỉ có khả năng thực hiện được đối với một cá nhân cụ thể nào đó. Ví dụ như các sáng chế liên quan đến phương pháp sử dụng chế phẩm làm thụ thai (Cơ quan sáng chế châu Âu), phương pháp hút thuốc (Nhật Bản), phương pháp đặt khớp giày trượt tuyết vào ván trượt (Thuỵ Sỹ)…Quy định loại trừ này có ý nghĩa nhằm đảm bảo khả năng áp dụng rộng rãi và/hoặc tái sản xuất hàng loạt của các giải pháp kỹ thuật của sáng chế.

Cần phải lưu ý rằng, tiêu chí về khả năng áp dụng công nghiệp hoàn toàn không đánh giá về khả năng khai thác các khía cạnh kinh tế và tài chính của giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ. Luật về bảo hộ sáng chế của Công hoà pháp quy định; để được bảo hộ sáng chế, đối tượng yêu cầu bảo hộ phải có khả năng đạt đến một kết quả thực tiễn nhất định có tính kỹ thuật, không xem xét sự hoang thiện của nó, ngay cả khi các chuyên gia kỹ thuật nhận định việc khai thác chế độ có không mang lại bất kỳ một giá trị lợi nhuận hoặc tiện ích nào. Đây là một trong những đặc điểm khách biệt cơ bản nhất giữa tiêu chí khả năng áp dụng công nghiệp và tiêu chí về tính hữu ích của giải pháp kỹ thuật được quy định trong pháp luật về bảo hộ sáng chế của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Australia và Niu Zi Lân…

Trên đây là những thông tin căn bản nhất về tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế. Hy vọng rằng, với những thông tin nói trên, có thể đóng góp thêm một phần hiều biết về một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế.

Luật sư, thạc sĩ Trần Trung Kiên

Giám đốc tư vấn Công ty Luật SBLAW

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    273 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    107 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    227 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    69 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    109 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    30 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    413 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    548 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    487 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    282 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    335 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    549 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    438 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    348 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    314 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ th
    277 lượt xem 20/10/2021

    Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ chức hội thảo Sách vi phạm bản quyền của các NXB nước ngoài –...

    0904.340.664