Khi khán giả livestream phim, kịch vi phạm bản quyền

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 223 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021
Khi khán giả livestream phim, kịch vi phạm bản quyền

Khi khán giả livestream phim, kịch vi phạm bản quyền.

Công nghệ phát triển, việc vi phạm bản quyền ngày càng diễn ra nhiều hơn.

Đây không chỉ là câu chuyện ý thức của những khán giả mà còn là vấn nạn khiến nhiều nhà sản xuất, nghệ sĩ đau đầu lo lắng.

Ảnh Phim “Chạy đi rồi tính” sau khi ra rạp liên tục phát hiện nhiều trường hợp livestream trên facebook hoặc ghi hình phát tán trên mạng.

Kịch bị livestream

Trong một buổi biểu diễn bán vé tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô tối 4/2 (mùng 8 Tết Đinh Dậu), nghệ sĩ Xuân Bắc đã tỏ thái độ bức xúc khi một số khán giả vẫn livestream (phát trực tiếp), quay hình chương trình, dù đã được ban tổ chức thông báo và nhắc nhở. Đứng trên sân khấu, anh thẳng thắn lên tiếng nhắc nhở: “Nếu ai còn tiếp tục ghi hình, chúng tôi sẽ mời người đó ra khỏi khán phòng”.

Sự việc này đã khiến nhiều người bức xúc về sự thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ khán giả hiện nay. Thực tế, việc khán giả livestream trong những chương trình nghệ thuật bán vé hay phim ảnh không phải điều mới, nhất là trong lĩnh vực phim điện ảnh. Cuối năm 2016, phim điện ảnh Chạy đi rồi tính của bộ đôi đạo diễn Bảo Nhân – Nam Cito vừa ra rạp đã liên tục bị khán giả phát livestream trên facebook cá nhân. Trước đó, tháng 2/2016, phim Gái già lắm chiêu của hai đạo diễn này cũng bị quay lén trong rạp để phát tán trên mạng. Nhiều bộ phim điện ảnh như: Tấm Cám – chuyện chưa kể, Vòng eo 56, Yêu… cũng khiến nhà sản xuất phải đau đầu với tình trạng quay lén và phim bị phát tán trên mạng.

Phim bị phát tán ngay khi công chiếu

Theo đánh giá tại Hội thảo về bản quyền phim điện ảnh và truyền hình ở Việt Nam 2015, 30 – 40% các bộ phim chiếu rạp bị phát tán ngay khi công chiếu. Đây là điều đáng lo ngại cho các nhà sản xuất, bởi khi các bản ghi hình lén bị phát tán có thể ảnh hưởng nặng tới doanh thu phòng vé. Đạo diễn Nam Cito cho biết, khi Gái già lắm chiêu được đưa ra nước ngoài, lượng khán giả đến rạp xem khá thấp. Nhiều người cho biết, do đã xem một bản lậu trên mạng rồi nên cũng không còn nhiều hào hứng đến xem lại lần nữa.

Có thể nói, sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến công chúng dễ dàng tiếp cận các chương trình, tác phẩm nghệ thuật hơn. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên do dẫn tới những tổn thất to lớn cho các nhà sản xuất khi khán giả không ý thức về vấn đề bản quyền. Hành động livestream, ghi hình ở mọi nơi, mọi lúc rồi phát tán trên mạng, kể cả những nơi không được phép có thể gây ra nhiều tổn thất với nhà sản xuất phim hoặc sự kiện. Đặc biệt, dù đã có những luật, tổ chức bảo vệ bản quyền tác phẩm nghệ thuật, bảo vệ quyền nghệ sĩ nhưng cho tới hiện tại, vấn nạn vi phạm bản quyền dường như chưa có dấu hiệu dừng lại mà còn ngày càng tăng.

Nhà sản xuất phải tự bảo vệ mình

Nghệ sĩ Chí Trung – Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, sân khấu kịch không giống những chương trình ca nhạc, bởi sân khấu kịch có đặc thù về vấn đề bản quyền. Nhiều năm qua, Nhà hát Tuổi trẻ đã tự bảo vệ những sản phẩm của mình bằng cách phân công trong mỗi vở diễn luôn có bộ phận gồm 6 nhân viên bảo vệ đứng dọc hai bên phía khán đài, đảm bảo không ai được giơ máy quay, máy ảnh quá lâu làm phiền người khác trong lúc diễn, đồng thời cũng để hạn chế tình trạng ghi hình, livestream vở diễn.

“Với những máy chuyên dụng, chúng tôi không cho quay quá lâu, khoảng 5 phút sẽ có người nhắc nhở. Với những khán giả ngồi gần sân khấu thì dễ quản lý, còn ngồi ở xa hoặc trên cao thì khó kiểm soát hơn. Nhưng kể ra khi quay ở xa sẽ không rõ nét, đó cũng là một cách truyền thông hay cho vở diễn. Vì họ quay để khoe nhau, để người khác tò mò là chính, tận dụng điều này để làm truyền thông cũng tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo họ không được quay lâu quá”, nghệ sĩ Chí Trung chia sẻ.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Hãng luật SB law, những người livestream các chương trình cấm ghi hình có thể không ý thức được đó là hành vi vi phạm pháp luật. Không chỉ vậy, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ với những trường hợp này cũng khó vì là cá nhân vi phạm. Nếu hành vi này được thực hiện có tổ chức thì sẽ xử lý dễ dàng hơn. Cũng chính vì điều này, ít tổ chức đứng ra khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại vì mất nhiều thời gian.

Thế nên, điều cần thiết hiện nay vẫn cần nâng cao ý thức chấp hành luật pháp cho khán giả, cần có sự cảnh báo về việc không được quay phim, livestream ở những chương trình, sự kiện cấm ghi hình. Cùng đó, các nhà sản xuất cũng có thể tận dụng công nghệ cao để bảo vệ mình, ví như sử dụng thiết bị phá sóng điện thoại.




Điều 27, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định, hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ bị phạt từ 15 – 35 triệu đồng. Nếu quay phim lén rồi phát tán gây thiệt hại về kinh tế cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị xử lý theo điều 170a, Bộ luật Hình sự. Theo đó, ngoài số tiền phạt cao nhất có thể lên tới 1 tỷ đồng, người phạm tội có thể bị phạt tù 3 năm.

Theo baogiaothong.vn

» Bản quyền tác giả

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    379 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    185 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    392 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    134 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    194 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    51 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    454 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    573 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    527 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    306 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    380 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    581 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    513 lượt xem 20/10/2021

    SBLAW giới thiệu bài viết Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của ông Trần Trung Kiên, từ SBLAW. Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    466 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    375 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    334 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    0904.340.664