Quy định nhiều bất cập, gây khó cho nghệ sĩ

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 173 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021

Xin phép mới được hát: Quy định nhiều bất cập, gây khó cho nghệ sĩ

Xin phép mới được hát: Quy định nhiều bất cập, gây khó cho nghệ sĩ

Những tác phẩm đã đi cùng bao thế hệ, được công chúng thuộc và hát, thì cơ quan quản lý văn hóa cũng nên cởi mở trong việc cấp phép biểu diễn, để tạo điều kiện cho nghệ sĩ và công chúng hoạt động, thưởng thức nghệ thuật.

Biểu diễn “Nối vòng tay lớn” trong đêm nhạc tưởng nhớ 15 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại TPHCM. Ảnh: BTC

Xin phép đến đâu, cấp phép đến đấy!

Trong việc ca khúc “Nối vòng tay lớn” và một số sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không được phép hát vì chưa được cấp phép, đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) khẳng định, Cục làm đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.

Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18.4.2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có quy định: Cục NTBD là tổ chức thuộc Bộ VHTTDL có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học…

Cục có nhiệm vụ và quyền hạn: Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học… Cấp giấy phép cho tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc cơ quan trung ương; Phổ biến các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài sáng tác…

Hiện nay, cơ sở pháp lý để Cục NTBD cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc là quy định tại Điều 29 của  Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79.

Theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 79 sửa đổi về phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu thì “Tổ chức, cá nhân phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu trực tiếp trước công chúng và nơi công cộng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” (khoản 1). Đây là quy định chính thức về việc phải cấp phép đối với tác phẩm trước khi được phổ biến đến công chúng và nơi công cộng.

Các khoản 2, 3 và 4 của Nghị định 79 sửa đổi, quy định về đối tượng, tài liệu và thủ tục cấp phép như sau: Tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trong hồ sơ nhất thiết phải  có 01 đơn đề nghị cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nếu theo các quy định này, việc muốn biểu diễn các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nghệ sĩ, đơn vị biểu diễn bắt buộc phải nộp hồ sơ xin cấp phép đến Cục NTBD. Nghệ sĩ xin cấp phép biểu diễn bài hát nào, thì Cục theo chức năng, quyền hạn của mình sẽ cấp phép bài đó, sau khi tham vấn các ý kiến của Hội đồng nghệ thuật của Cục.

Sau khi Cục NTBD lên tiếng về lý do chương trình ở Huế chưa được phép biểu diễn một số ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì chưa được cấp phép, nhiều người đã kiến nghị: Nếu Cục NTBD thấy các quy định còn bất cập, thì có thể kiến nghị để sửa đổi, bổ sung, làm sao tạo điều kiện, cơ chế thông thoáng cho các nghệ sĩ hoạt động, công chúng thưởng thức nghệ thuật.

Chia sẻ với Lao Động, Luật sư, thạc sĩ Phạm Duy Khương – Giám đốc Công ty luật SB LAW – đã chỉ ra các điểm bất cập trong quy định về cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc hiện nay.

“Nghị định 79 quy định chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại cũng như chưa thực sự chặt chẽ khi chỉ quy định về thủ tục cấp phép đối với tác phẩm được sáng tác trước năm 1975 và của tác giả ở nước ngoài mà chưa quy định việc cấp phép với các tác phẩm còn lại, trong khi bản thân Nghị định này khẳng định mọi tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu trực tiếp trước công chúng và nơi công cộng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Thêm nữa, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục cấp phép trước khi phổ biến tác phẩm âm nhạc là chưa phù hợp với tinh thần của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.

Đồng ý rằng việc cấm phổ biến, lưu hành đối với các bài hát có nội dung chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục, lợi ích công cộng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn, xã hội là cần thiết nhưng cần phải có quy định chặt chẽ, rõ ràng về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép để đảm bảo phù hợp với mục đích quản lý và các quy định trong các văn bản pháp luật khác có hiệu lực pháp lý cao hơn, phù hợp với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước” – luật sư Phạm Duy Khương kiến nghị.

Một nhạc sĩ xin giấu tên bày tỏ quan điểm: “Đã hơn 40 năm thống nhất đất nước, lẽ ra những chuyện như thế này không đáng để xảy ra. Cũng không nên quá câu nệ về những vấn đề, yếu tố nọ kia và quy nó với hai từ “nhạy cảm”. Một bài như “Nối vòng tay lớn” gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc và đồng hành với nhiều cơ quan, ban ngành, phong trào thanh niên từ trung ương đến địa phương, nếu cứ máy móc trong việc chưa được phép phổ biến thì vô hình chung, Cục đã nói rất nhiều tầng lớp cả lãnh đạo và nhân dân đều hát bài chưa được cấp phép trong 40 năm qua, ngành giáo dục cũng vi phạm.

Hay việc tạm dừng ca khúc “Con đường xưa em đi” và một số ca khúc sáng tác trước 1975 có thể sẽ gây nên những bức xúc không đáng có trong cộng đồng nghệ sĩ đang sinh sống ở hải ngoại. Tôi nghĩ cơ chế cấp phép hiện nay cần cởi mở và phải thông thoáng hơn”.

Theo laodong.com.vn

» Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    51 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    145 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    47 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    60 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    12 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    391 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    531 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    461 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    258 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    317 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    528 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    450 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    415 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    330 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    279 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    254 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    0904.340.664